Tag

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường

An toàn thực phẩm 11/10/2023 11:00
aa
TTTĐ - Thừa cân béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn. Do đó, dinh dưỡng học đường là một trong các hoạt động rất quan trọng trong công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe học sinh.
Tập huấn công tác dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Ăn trái cây đúng cách để giữ trọn chất dinh dưỡng Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao?

Gần 56% học sinh lớp 5 thừa cân béo phì ở nội thành Hà Nội

Tại hội thảo quốc tế "Phát triển năng lực hệ thống trong công tác Dinh dưỡng học đường tại Việt Nam" mới đây, PGS.TS. Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam đang tăng.

Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em và học sinh Việt Nam tăng do chế độ ăn không hợp lý, thừa năng lượng, chất đạm, thiếu vi chất; trẻ ít hoạt động thể lực; trẻ thích ăn các thức ăn nhanh, chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường; đặc biệt cha mẹ, ông bà thích trẻ em bụ bẫm.

Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.
Trẻ em cần được vận động thể chất để tránh béo phì, thừa cân. Ảnh minh hoạ.

Theo khảo sát mới đây, tỉ lệ học sinh lớp 5 thừa cân, béo phì ở nội thành Hà Nội lên tới gần 56 %, ở ngoại thành dao động từ 20-30%.

Theo PGS. TS. Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh, trong nhiều năm qua Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp xây dựng các hướng dẫn thông tin, tài liệu và thực đơn về bữa ăn học đường.

Hiện nay việc triển khai bữa ăn học đường được thực hiện ở hầu hết các trường mầm non, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức và chất lượng bữa ăn học đường.

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận về các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam, học tập các kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Nhật Bản. Được biết, Việt Nam cũng đã có Dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (VINEP) với Nhật Bản từ 2013 về việc đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế.

Các nhà quản lý, các chuyên gia cũng cho rằng cần tập trung nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn lực, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn học đường; truyền thông giáo dục dinh dưỡng học đường; giám sát tình trạng dinh dưỡng học sinh; huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác dinh dưỡng học đường góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Phát hiện sớm các dấu hiệu thừa cân béo phì ở trẻ em

Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Đầu tiên là dấu hiệu về số cân nặng của trẻ cao hơn so với mức bình thường. Chỉ số trung bình giữa cân nặng và chiều cao của trẻ nếu cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì cha mẹ phải nghĩ ngay tới tình trạng trẻ đang có nguy cơ bị béo phì. Đồng thời, một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, cằm xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại của trẻ trông nặng nề, khó coi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trẻ béo phì thường có nhu cầu ăn rất tốt và cha mẹ cũng rất thích đáp ứng nhu cầu ăn uống của con Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Tuy nhiên nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài liên tục thì cha mẹ nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.

Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, sôcôla, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột,… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.

Phần lớn trẻ nhỏ không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem thiết bị điện tử, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cơ thể cần đòi hỏi ăn thêm. Việc ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho tạo mỡ dự trữ.

Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ. Theo đó, phụ huynh cần cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi; Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem...), thức ăn béo (trà sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, mỡ động vật...).

Đọc thêm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng An toàn thực phẩm

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 16/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Chee Wah Việt Nam trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung An toàn thực phẩm

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 754 /ATTP – NĐTT gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc đề nghị kiểm tra, xử lý vi phạm quảng cáo một số loại sữa, thực phẩm bổ sung.
Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch An toàn thực phẩm

Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nam bệnh nhân T.V.L (49 tuổi, Thái Bình) nguy kịch vì hoại tử toàn thân sau khi ăn lòng lợn.
Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng

TTTĐ - Sau hàng loạt vụ việc những người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật về các sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng khiến người tiêu dùng "tiền mất tật mang", cơ quan chức năng đã vào cuộc. Một số cá nhân buộc phải xin lỗi công khai, thậm chí đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý nghiêm khắc.
Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 kéo dài từ 15/4 - 15/5 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và người dân trong bảo đảm an toàn thực phẩm.
Xem thêm