Tag

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

An toàn thực phẩm 12/09/2023 14:44
aa
TTTĐ - Những năm gần đây, việc đi du lịch dã ngoại, cắm trại ngoài trời đã trở thành sở thích, thói quen của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để cuộc vui được trọn vẹn, chúng ta cần lưu ý một số nguyên tắc để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Tập huấn phòng chống ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể cho 31 tỉnh phía Bắc Rước bệnh vì ăn uống chung với các "thú cưng" Quận Ba Đình diễn tập phương án xử lý ngộ độc thực phẩm ở trường học Thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất

Thực phẩm mang đi chủ yếu đựng trong thùng đá

Tự chuẩn bị đồ ăn trong những chuyến dã ngoại cùng gia đình, bạn bè đang là xu hướng lựa chọn của nhiều người. Chị Đoàn Thị Hiền ở quận Long Biên, Hà Nội cho biết, gia đình chị rất thích đi dã ngoại. Đi vào 2 ngày cuối tuần nên gia đình chị thường chọn các địa điểm gần Hà Nội như Sóc Sơn, Ba Vì... Vì đi thường xuyên nên gia đình chị mua đầy đủ những vật dụng cần thiết cho chuyến đi như: Lều cắm trại, bộ bàn ghế gấp, bếp nướng, vỉ nướng, nồi, bát đĩa, thùng xốp đựng thức ăn… Chuyến đi có thể trong ngày nhưng cũng có khi kéo dài 2 ngày nên thực phẩm mang theo cũng được chuẩn bị chu đáo.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại
Nhiều nhóm bạn trẻ lựa chọn công viên Yên Sở để dã ngoại

“Các loại củ quả sẽ rửa sạch sẽ ở nhà, sau đó cho vào thùng giữ lạnh và mang đi. Thức ăn thì sẽ chuẩn bị sẵn ít thịt nguội, xúc xích, mỳ tôm hoặc sẽ nấu sẵn nồi cháo mang đi, đến nơi làm nóng lại cho trẻ con ăn, còn người lớn ăn đến đâu thì làm đến đó. Ngày thứ 2 thì ăn uống dọc đường hoặc sẽ mua thức ăn tươi tại các chợ địa phương để chế biến”, chị Hiền chia sẻ.

Không có điều kiện đi xa, nhiều nhóm bạn trẻ thường chọn cắm trại tại các địa điểm gần như công viên Yên Sở tại quận Hoàng Mai. Bạn Nguyễn Thanh Diễn ở Trường Chinh, Hà Nội chia sẻ, do “ngân sách có hạn” nên việc chuẩn bị thực phẩm, đồ ăn mang theo thường đơn giản.

“Khi đi dã ngoại, chúng em thường mang trái cây tươi, bánh mỳ, giò, chả và vài ly mỳ tôm. Thỉnh thoảng chúng em mang thêm khay nướng và thịt để nướng ngoài trời. Những loại thịt thường được ướp sẵn và để trong thùng đá bảo quản”, Diễn cho hay.

Cách lựa chọn và bảo quản thực phẩm an toàn

Đồ ăn mang theo những chuyến dã ngoại luôn là yếu tố không thể thiếu, tuy nhiên, ngoài chuyện mang gì, ăn gì cho tiện lợi và ngon miệng thì chuyện bảo quản đồ ăn ra sao cho thật tươi mới, an toàn là vấn đề các gia đình cần đặc biệt lưu tâm.

Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm an toàn nhất là còn tươi, được bảo quản trong môi trường phù hợp như tủ lạnh, tủ đông, tủ đựng thức ăn hay nhà bếp… Khi bạn mang thực phẩm đi dã ngoại, trong hành trình dài nhiều tiếng đồng hồ ở ngoài trời, với thời tiết nắng nóng hiện nay sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, do đó bạn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm nếu bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại
Các loại thực phẩm cần được nướng, đun chín kỹ trước khi ăn

Theo TS.BS. Lê Ngọc Duy - Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, khi ăn uống ngoài trời hoặc các buổi picnic, cắm trại dễ có nguy cơ ngộ độc hơn do các điều kiện thuận lợi như: Vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn khi thực phẩm không được bảo quản trong vùng nhiệt độ an toàn; Các phương tiện vệ sinh và rửa tay không đầy đủ và không phải lúc nào cũng có sẵn nước sạch; Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn từ côn trùng, động vật gây hại, bụi.

Các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển dễ dàng hơn trên một số loại thực phẩm so với những loại khác. Một số thực phẩm có nguy cơ cao bao gồm: thịt sống và thịt nấu chưa chín hẳn, hải sản, các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như các món tráng miệng làm từ sữa, các loại salad trộn, thực phẩm ăn liền - chẳng hạn như bánh mì, bánh sandwich, bánh cuộn và bánh pizza có chứa bất kỳ loại thực phẩm nào ở trên.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong các chuyến dã ngoại, các gia đình nên chọn các món ăn khô, hạn chế chọn những món ăn có nước. Thực phẩm nên chia thành suất, bao gói sạch sẽ hoặc hút chân không, đưa thực phẩm này vào trạng thái bảo quản đông lạnh hoặc bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ chứa đá lạnh, giúp nguyên liệu không bị hư hỏng.

Bên cạnh đó, thực phẩm nên ở độ vừa chín tới, tránh mua đồ chín mềm dễ bị dập nát trong quá trình di chuyển. Củ quả nên để nguyên không nên sơ chế để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu, còn nếu muốn sơ chế trước thì nên bảo quản riêng từng loại, tránh nhiễm chéo vi khuẩn.

Thông thường người dân hay chọn cách bảo quản trong thùng xốp có đá. Đây là một thói quen phổ biến tuy nhiên, cách làm này chỉ là một trong nhiều biện pháp bảo quản thực phẩm và tất nhiên không phải loại thực phẩm nào cũng được bảo quản như vậy.

Nhiệt độ lạnh lý tưởng để bảo quản thực phẩm mang đi dã ngoại là từ 4 -6 độ C. Chúng ta có thể sử dụng các loại đá lạnh sạch. Trong trường hợp đá chưa tan nhiệt độ ổn định sẽ được duy trì nhưng nếu đá tan chảy thì nhiệt độ trong thùng sẽ tăng dần lên. Với thùng xốp dung tích từ 4-5 lít chúng ta có thể sử dụng khoảng 1kg đá lạnh. Trên thị trường hiện có bán một số loại đá khô có tác dụng duy trì nhiệt độ 4-6 độ C trong vòng 4-6 tiếng trong điều kiện bảo quản kín.

Khi mang thực phẩm đi dã ngoại lưu ý chuẩn bị lượng vừa đủ, hạn chế tình trạng dư thừa. Trong trường hợp sử dụng không hết, chúng ta nên thay bao gói thực phẩm đảm bảo sạch sẽ và cho đá mới vào thùng để bảo quản, tránh làm hỏng thực phẩm khi mang về.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Để tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành công văn số 532/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế Hà Nội tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì? An toàn thực phẩm

Lắp kho lạnh bảo quản trái cây cần lưu ý điều gì?

TTTĐ - Bảo quản trái cây sau thu hoạch luôn là một thách thức lớn đối với nông dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử Tin Y tế

Mắc ung thư hiếm gặp, cô gái hoá trị 16 lần, ngực hoại tử

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân H.A (SN 1991, Hà Nội) được chẩn đoán mắc ung thư vú thể nhầy dị dạng – một thể hiếm gặp, tiến triển không điển hình và khó kiểm soát bằng phác đồ tiêu chuẩn.
Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát chất lượng, công dụng thực phẩm chức năng

TTTĐ - Trước hàng loạt các vụ việc thực phẩm chức năng được người nổi tiếng, hot tiktoker quảng cáo "thổi phồng" công dụng đang khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Bên cạnh đó, lực lượng chức cần có những giải pháp quản lý chặt chẽ hơn việc kinh doanh thực phẩm chức năng.
TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố" Dinh dưỡng

TP Hồ Chí Minh vào cuộc vụ Hoa hậu, Tiktoker quảng cáo "lố"

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh vừa chính thức lên tiếng vụ Hoa hậu Thùy Tiên, Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog quảng cáo "lố" sản phẩm Thực phẩm bổ sung SUPERGREENS GUMMIES.
Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện Dinh dưỡng

Cocordy - bí quyết vàng cho sức khỏe toàn diện

TTTĐ - Trong nhịp sống hiện đại, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ sức khỏe là điều mà nhiều người quan tâm. Hiểu được nhu cầu này, Cocordy - bột ngũ cốc đông trùng hạ thảo ra đời, mang đến giải pháp dinh dưỡng toàn diện, kết hợp giữa tinh hoa ngũ cốc thiên nhiên và dược liệu quý hiếm.
Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng Dinh dưỡng

Cẩn trọng với quảng cáo thổi phồng công dụng của thực phẩm chức năng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người tiêu dùng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm và không nên tin vào những quảng cáo thổi phồng công dụng. Thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh.
Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm liên quan đến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học.
Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Cải cách nhiều thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề xuất cải cách nhiều thủ tục hành chính về đăng ký công bố, quảng cáo thực phẩm
KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau Dinh dưỡng

KERA Vietnam - Chấm dứt nỗi ám ảnh kén rau

TTTĐ - Kẹo rau KERA ra đời như một giải pháp đột phá, kết hợp tinh tế dinh dưỡng từ 10 loại rau củ quả (rau bina, rau má, chùm ngây, diếp cá, cần tây, chuối xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang tím...) và các vitamin thiết yếu.
Xem thêm