Tag
Kỳ thi vào lớp 10 THPT:

Cách làm bài thi "không hối tiếc vì các lỗi nhỏ"

Giáo dục 07/05/2024 07:58
aa
TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập là một kỳ thi rất khốc liệt, dù đến thời điểm này đã tích luỹ được nhiều kiến thức nhưng nhiều phụ huynh và học sinh vẫn không khỏi lo lắng. Để giúp thí sinh tự tin khi đi thi, các thầy, cô giáo đã chia sẻ một số cách làm bài giúp các em tránh được những lỗi sai vặt và đạt điểm cao.
Sĩ tử bước vào bài thi "kép" với thời gian dài nhất Thí sinh rạng rỡ hoàn thành bài thi dài nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội có nhiều câu phân loại thí sinh

Môn Toán: Nắm vững chiến thuật "dễ trước khó sau

Về cách làm bài thi môn Toán để đạt điểm cao, cô Trần Thị Hải, giáo viên bộ môn Toán, trường THCS Gia Thuỵ cho rằng, trong bài thi Toán, đạt điểm cao hay không là phụ thuộc vào bài hình. Đối với học sinh, bài khó nhất cũng là Toán Hình, vì vậy để tiếp cận được với dạng bài này, đầu tiên học sinh cần rèn luyện để vẽ hình đúng, ít nhất là đảm bảo làm được ý a và b của bài Hình.

Trong bài thi, phần Toán Hình là khó nhất
Trong bài thi, phần Toán hình được đánh giá là phần thi khó nhất

Cô Hải cũng cho biết: “Trong đề bài sẽ có những cái “bẫy”. Vì thế quá trình ôn tập, chúng tôi luôn căn dặn, nhắc nhở học sinh để các bạn lưu ý. Ví dụ như lúc giải phương trình, đôi khi các con quên điều kiện, mà điều kiện là cái hay bị mắc “bẫy”. Nếu như bạn nào cẩn thận, làm bài xong các con sẽ kiểm chứng lại thì không bao giờ bị sai, bởi trong môn Toán bao giờ cũng có xuôi và có ngược, học sinh hoàn toàn có thể lấy giá trị đó để thử lại xem mình làm là đúng hay sai.

Ngoài ra cần đọc kỹ đề bài, vì có nhiều bạn đọc lướt qua thấy đề quen quen cứ tưởng như mọi lần vẫn làm nhưng thực ra có thể nó chỉ bình thường là một câu hỏi. Ví dụ dạng đề: tìm số nguyên tìm x nguyên để cho biểu thức này lớn hơn 0 nhưng đề thi hôm nay người ta thêm từ nhỏ nhất vào, nếu mà các bạn không để ý thì sẽ không lựa chọn được cái giá trị nhỏ nhất mà chỉ liệt kê các giá trị nguyên thôi…”.

Một tiết học Toán của học sinh trường THCS Gia Thuỵ, Long Biên
Một tiết học Toán của học sinh trường THCS Gia Thuỵ, Long Biên

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng, Tổ phó chuyên môn, trường THCS Thành Công, quận Ba Đình nhận xét, căn cứ vào quy định về cấu trúc dạng đề thi mà Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố ngày 24/4, có thể thấy rõ ma trận đề thi và đề minh họa môn Toán vào lớp 10 công lập năm nay ít thay đổi so với những năm học trước.

Với môn Toán, chiến thuật quan trọng nhất là "dễ trước khó sau”. Khi nhận đề, các em cần đọc hết đề từ đầu đến cuối, sau đó xác định xem câu nào có thể làm được, câu nào cần nhiều thời gian hơn, phân chia làm câu nào trước, câu nào sau.

“Cách làm bài thi giúp tiết kiệm thời gian tối đa, ở câu hỏi Mức độ nhận biết: Câu dễ, học sinh nên viết trực tiếp vào bài thi, việc này giúp các em không tốn thời gian trình bày vào nháp. Phần câu hỏi Mức thông hiểu: Đây là những câu mà học sinh có thể làm được. Các em hãy tập trung suy nghĩ, giải nháp các hướng cơ bản trước rồi viết thẳng lời giải vào giấy thi. Phần câu hỏi Mức vận dụng và vận dụng cao: Những câu khó sau cùng, nên được làm sau cùng. Việc này giúp các em tiết kiệm thời gian và tránh được sự cố mất bình tĩnh trong những phần giải đề tiếp theo”, cô Hồng nhắn nhủ.

Trong gia đoạn ôn thi nước rút, nhiều học sinh đã tỏ ra rất lo lắng
Trong gia đoạn ôn thi nước rút, nhiều học sinh đã tỏ ra rất lo lắng

Để đạt được điểm cao, kiểm tra lại bài thi luôn là công việc cần thực hiện ngay sau khi hoàn thành từng câu hỏi nhỏ. Trước khi nộp bài cần kiểm tra lại bài lần cuối. Làm đến đâu kiểm tra đến đó, nếu sai cần sửa ngay, tránh tình trạng làm xong cả bài mới phát hiện sai, khi đó có lỗi sai rất khó sửa, thường phải bỏ cả bài. Điều này gây mất thời gian và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý làm bài.

Đồng thời, với mỗi câu đã làm xong học sinh tích vào đề nhằm tránh trường hợp bị “quên” không giải một phần nào đó trong đề thi – tránh mất điểm.

Một lưu ý vô cùng quan trọng nữa là việc trình bày bài thi phải đúng và đủ ý, chú ý đến điều kiện trong từng bài giúp thí sinh tránh bị trừ điểm lặt vặt rất đáng tiếc. Với bài hình học, thí sinh cần chú ý đến các vị trí vẽ hình, kích thước hình để có thể “nhìn hình” và làm bài hình học tốt nhất”, cô Hồng nhấn mạnh.

Môn Văn: Câu hỏi nhỏ, chi tiết sẽ dễ ăn điểm

Cô Trương Thị Thanh Xuân, giáo viên bộ môn Văn học, trường THCS Gia Thuỵ chia sẻ, nền tảng của môn Văn là từ lớp 6 đến lớp 9, bởi thi không chỉ có mỗi phần văn bản mà còn là về các kiến thức cơ bản. Để nắm chắc câu, từ, câu phân loại nhằm diễn đạt trong đoặn văn phải có kiến thức nền tảng từ lớp 6, 7, 8.

Các thầy cô bộ môn Văn học đưa ra lời khuyên, tập trung trả lời câu hỏi nhỏ một cách chi tiết, bởi đây là phần dễ ăn điểm
Các thầy cô bộ môn Văn học đưa ra lời khuyên, học sinh cần tập trung trả lời câu hỏi nhỏ một cách chi tiết, bởi đây là phần dễ ăn điểm

Ở trên lớp, bao giờ các cô cũng dạy 1 văn bản hoàn chỉnh. Theo đó, các con sẽ nắm được bố cục và nội dung cơ bản của từng phần. Từ đó học sinh cứ đi theo hướng tư duy như vậy thì sẽ bám chắc nội dung.

Cái khó là bài của lớp 9 là kiến thức nhiều mà một số bạn lại ngại học thuộc. Tuy nhiên học sinh cứ học từng phần một, học đâu chắc nội dung ở đó thì phần đề thi về văn bản cũng không đáng ngại. Phần hai của đề thi là cái phần ngữ liệu mở. Phần này vẫn là kiến thức nền, học sinh xác định đề thi, rồi theo công thức mà triển khai.

“Tôi vẫn khuyến khích các em sáng tạo khi làm môn Văn. Tuy nhiên môn Văn hay bất kỳ môn gì thì vẫn phải đúng mạch tư duy”, cô Xuân nhấn mạnh.

Cô Xuân cũng đưa ra lời khuyên đối với học sinh có sức học trung bình, các em phải rà soát từng văn bản vì chương trình thi của mình là chương trình cũ, do đó văn bản rất cụ thể, rõ ràng. Các em phải học được sườn bài với thơ, hoàn cảnh sáng tác… “Học sinh phải có cách học, ví dụ đọc đến tác phẩm mình phải nhớ tác giả, năm sáng tác, hoàn cảnh chung của đất nước, hoàn cảnh riêng của tác giả, thậm chí là về xuất xứ tác phẩm ra đời…

Với những bạn lười học, mải chơi từ trước, trong giai đoạn nước rút này phải học theo là cái khung sơ đồ tư duy. Theo đó các bạn sẽ sơ đồ hóa kiến thức thật ngắn, gọn…”, cô Xuân nói

Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh, cô Nguyễn Thị Hải Hằng, giáo viên bộ môn Văn, trường THCS Yên Nghĩa cho rằng, đối với học sinh lớp 9, tháng 5 là giai đoạn nước rút của ôn thi vào 10. Để việc ôn thi môn Ngữ Văn có hiệu quả, các em phải giữ một tinh thần tập trung cao độ, ôn tập có chiến lược khoa học để đem lại hiệu quả cao.

Cách làm bài thi

“Các em cần luyện đề nhiều để nắm kiến thức một cách nhanh nhất. Khi luyện đề, nên tập trung trả lời câu hỏi nhỏ một cách chi tiết, bởi đây là phần dễ ăn điểm, chỉ cần đúng ý là các em đã có thể chắc chắn một phần trong bài thi. Thêm vào đó, học sinh phải nắm vững các kĩ năng viết đoạn văn Nghị luận, khi hiểu cấu trúc, đoạn văn sẽ được diễn đạt trôi chảy, mượt mà và logic hơn”, cô Hằng chia sẻ.

Khi viết Văn, các em nên chú ý các yếu tố tiếng Việt, đặc biệt là kiến thức trọng tâm để viết đoạn. Với đoạn văn Nghị luận xã hội, cần có những hiểu biết xã hội nhất định để có thể phân tích, bình luận, mở rộng và nâng cao vấn đề nghị luận. Hơn hết, là phải nắm chắc cấu trúc của đoạn để xây dựng đoạn văn đúng và hay.

Thay vì học thuộc quá nhiều đoạn văn mẫu, kiến thức một cách dập khuôn, các thí sinh nên học logic, tìm hiểu các ý chính, gạch đầu dòng ra và tự diễn giải, như vậy sẽ giúp các em nhớ được lâu và nhiều kiến thức hơn.

Môn Anh: Nắm chắc 10 quy tắc trọng âm cơ bản

Theo cô Nguyễn Ngọc Anh, đối với câu hỏi về trọng âm, học sinh cần nắm chắc 10 quy tắc trọng âm cơ bản
Theo cô Nguyễn Ngọc Anh, đối với câu hỏi về trọng âm, học sinh cần nắm chắc 10 quy tắc trọng âm cơ bản

Cô Nguyễn Ngọc Anh, Tổ trưởng chuyên môn tổ Ngoại ngữ, trường THCS Giảng Võ chia sẻ về “mẹo” làm bài thi tiếng Anh để đạt điểm cao phần ngữ âm trong kì thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, ngoài việc nắm chắc cách phát âm của các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, đuôi ED, đuôi S/ES như trong đề thi của các năm trước, năm nay học sinh cần chú ý đến cách phát âm của các phụ âm, đặc biệt là các âm câm (bao gồm cả nguyên âm và phụ âm).

Ví dụ như: Âm câm với chữ cái "a": physically /ˈfɪzɪkli/, logically...; Âm câm với chữ cái "e": clothes /kləʊz/, gene...; Âm câm với chữ cái "i", “u”, “h”…

Đối với câu hỏi về trọng âm, cô Ngọc Anh đưa ra lời khuyên, học sinh cần nắm chắc 10 quy tắc trọng âm cơ bản của những từ có 2- 3- 4 âm tiết, ghi nhớ các dấu hiệu và trường hợp ngoại lệ (đặc biệt).

Quy tắc 1: Đa số danh từ và tính từ có 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1. Ví dụ: mountain (n) /ˈmaʊn.tɪn/, table (n)…; Quy tắc 2: Đa số động từ và giới từ có 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ: forget (v) /fərˈɡet/, enjoy (v) /ɪnˈdʒɔɪ/…; Quy tắc 3: Đa số các từ có tận cùng là -oo, -oon, -ee, -eer, -ese, -ique, -esque, trọng âm rơi vào chính nó. Ví dụ: bamboo /ˌbæmˈbuː/, typhoon /taɪˈfuːn/…; Quy tắc 4: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ious, -eous, -ian, -ity, - ial, … trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó. Ví dụ: electric /ɪˈlektrɪk/, foolish/ …; Quy tắc 5: Các tiền tố (prefix) như un–, im–, en–, dis–, re–, ir–, … không nhận trọng âm (Cần xác định trọng âm của từ gốc). Ví dụ: unhappy /ʌnˈhæp.i/, impossible /ɪmˈpɑːsəbl/…; Quy tắc 6: Khi thêm các hậu tố -ment, -ship, -ness, -er/or, -hood, -ing, -ful, -able, -ous, -less, trọng âm từ gốc không thay đổi (Cần xác định trọng âm của từ gốc). Ví dụ: employment /ɪmˈplɔɪ.mənt/, partnership/…; Quy tắc 7: Đa số danh từ ghép và tính từ ghép, lấy trọng âm của từ thứ 1. Ví dụ: birthday (n)/ˈbɜːrθdeɪ/, bookshop (n)/ …; Quy tắc 8: Đa số các động từ ghép, lấy trọng âm của từ thứ 2; Quy tắc 9: Trọng âm sẽ không rơi vào âm /ə/; Quy tắc 10: Chú ý những từ vừa là danh từ/tính từ, vừa là động từ. Nếu ở dạng danh từ/tính từ, nhận trọng âm vào âm tiết thứ 1. Nếu là động từ, nhận trọng âm vào âm tiết thứ 2.

Cách làm bài thi

Cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên bộ môn Anh, trường THCS Gia Thuỵ cho rằng, để đạt được điểm cao môn tiếng Anh hay bất kỳ môn nào, đầu tiên là phải nắm vững kiến thức, nhiều bạn học tốt nhưng khi làm bài không chắc chắn và không cẩn thận cũng sẽ bị điểm thấp.

Ví dụ có những bạn thi chuyên nhưng không được 10 điểm tiếng Anh, có học sinh học kiến thức cơ bản nhưng làm bài thi lại được điểm cao. Đó là vì với những bạn học tốt do không cẩn thận khi đọc đề bài. Vì chưa đọc kỹ nên học sinh cảm thấy nó quá dễ và làm bài nhanh dẫn đến bị mất điểm

Để khắc phục điều này, ngoài việc rèn kiến thức, học sinh phải rèn các kỹ năng làm bài hoặc là những lỗi các con thường gặp… Việc làm này sẽ giúp cho học sinh tăng khả năng đạt điểm tuyệt đối trong các bài thi và kinh nghiệm khi làm bài.

Cũng theo cô Hiền, học ngoại ngữ là cả một quãng đường dài học tập, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên vẫn có những cách để các con tăng tốc trong thời gian cuối này. “Việc đầu tiên các bạn cần khôi phục toàn bộ kiến thức về chủ điểm ngữ pháp, từ vựng. Điều này giúp bạn có thể đạt điểm cơ bản trong bài thi, ít nhất là 5 đến 6 điểm. Tiếp đến là bạn sẽ củng cố từ. Cuối cùng là bạn sẽ luyện thêm phần phát âm. Các bạn cần ôn lại các âm tiết, khi hình dung được âm tiết thì bạn có thể làm được bài thi tốt”.

Dù môn thi nào, thí sinh cũng không nên quá lo lắng và ôn tập một cách ôm đồm, thức quá khuya. Cần có thời gian biểu trong ngày hợp lý, phù hợp với nhịp sinh học của những ngày thi. Trong khi làm bài thi, cần tập trung cao độ, chiến đấu hết mình đến giây phút cuối cùng, không ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ, tuyệt đối không nộp bài sớm.

Cách làm bài thi

Nếu còn thừa thời gian, các em hãy kiểm tra kỹ những câu đã làm được và cố gắng làm cả câu khó. Cho dù không làm được cả bài khó vẫn có thể làm một phần, vì có ý đúng vẫn được điểm. Cố gắng từng ý nhỏ để tăng điểm, từng 0.25 điểm cũng vô cùng quý bởi nó có thể quyết định đến việc trượt đỗ của mỗi chúng ta.

Cuối cùng, khi đi thi, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập (thước đo góc, thước thẳng, compa, máy tính, ít nhất 3 chiếc bút cùng màu và chai nước trong suốt có nắp chặt để uống trong phòng thi).

Đọc thêm

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 Giáo dục

47 học sinh Hà Nội đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

TTTĐ - Ngày 2/7, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024 trên địa bàn thành phố.
Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên Giáo dục

Từ cậu học trò “trường làng” đến thủ khoa trường chuyên

TTTĐ - Hà Dũng là nam sinh đạt điểm xét tuyển cao nhất trong số 283 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp chuyên Hóa của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội với điểm 9.0 môn Hóa chuyên.
Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7? Giáo dục

Lương giáo viên thay đổi như thế nào từ ngày 1/7?

TTTĐ - Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Theo Nghị định này, lương của giáo viên sẽ như thế nào?
Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024 Giáo dục

Top 10 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất năm 2024

TTTĐ - THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông, THPT Yên Hòa và THPT Chu Văn An là 3 trường có điểm chuẩn vào lớp 10 công lập cao nhất mùa tuyển sinh năm học 2024 - 2025 với số điểm 42,5 điểm.
Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội Giáo dục

Chi tiết điểm chuẩn 117 trường THPT công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào 119 trường THPT công lập năm học 2024 - 2025.
The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái” Giáo dục

The POET magazine - công cụ giáo dục giúp bé học “bảng chữ cái”

TTTĐ - Để giúp các bé tiếp cận và yêu thích tiếng Việt từ những bước đầu tiên, Thepoetmagazine đã phát triển một chuyên mục bảng chữ cái. Đây không chỉ là công cụ giáo dục cơ bản mà còn là nguồn tài nguyên vô giá giúp bé học và thực hành ngôn ngữ. Để sử dụng toàn bộ tiện ích, đảm bảo bé học nhanh - thuộc lâu bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản.
Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến Giáo dục

Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

TTTĐ - Phụ huynh có thể sử dụng VNeID mức độ 2 để đối soát hồ sơ khi nộp hồ sơ tuyển sinh mà không cần thủ tục rườm rà. Đó là điểm mới trong mùa tuyển sinh đầu cấp được các nhà trường áp dụng trong năm nay…
Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hà Nội điều động gần 600 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Kết quả thi được công bố vào 8h ngày 17/7/2024.
HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên

TTTĐ - Trưa 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào các trường THPT chuyên năm học 2024 - 2025.
Xem thêm