Tag

Các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN ứng dụng công nghệ vượt qua đại dịch

Kinh tế 21/08/2020 12:48
aa
TTTĐ - Các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang dựa vào công nghệ để khắc phục những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với hoạt động kinh doanh của mình. Công nghệ được ưu tiên đầu tư cao nhất trong năm 2020 với 2/3 (64%) các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả các doanh nghiệp còn gặp khó khăn về vốn.
Doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn trong dịch Covid-19 Doanh nghiệp Dầu khí nâng cấp các giải pháp ứng phó dịch bệnh Covid-19 Doanh nghiệp được vay tín dụng online 24/7 tại HDBank Thúc đẩy phát triển Bancassusrance - Bảo hiểm Bảo Việt hợp tác cùng Ngân hàng UOB

Đây là kết quả của cuộc khảo sát 1.000 doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN do Ngân hàng UOB và các tổ chức Accenture và Dun & Bradstreet thực hiện. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu cách thức các doanh nghiệp nhỏ thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động vì dịch bệnh. Nghiên cứu được thực hiện tại năm nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ cao

Trong ASEAN, Thái Lan có tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên đầu tư công nghệ cao nhất (71%), theo sau là Indonesia (65%), Việt Nam (63%), Singapore (60%) và Malaysia (59%).

1044 dinh

Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang nỗ lực đầu tư vào công nghệ ngay cả khi doanh thu giảm sút. Mặc dù có tới 88% doanh nghiệp buộc phải giảm kỳ vọng doanh thu trong năm 2020, nhưng gần một nửa (44%) vẫn tăng ngân sách cho đầu tư cho công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có tầm nhìn vượt qua những khó khăn hiện tại và sẵn sàng áp dụng công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ông Lawrence Loh, Giám đốc Ngân hàng bán lẻ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng UOB cho biết: “Những ảnh hưởng chưa từng có về kinh tế, kinh doanh và xã hội của dịch Covid-19 nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của công nghệ đối với rất nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Phải đối mặt với gián đoạn việc kinh doanh vì Covid-19, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra công nghệ có thể tạo ra sự khác biệt với họ. Dù là đang điều chỉnh mô hình kinh doanh hay chuyển đổi toàn bộ việc kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang phải thích ứng với những thay đổi từ đại dịch bằng cách chuyển hướng sang công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cũng như nội lực trong dài hạn”.

Tính theo ngành, 50% các doanh nghiệp nhỏ ngành thực phẩm - đồ uống (F&B), công nghệ thông tin và chăm sóc sức khỏe và 48% trong lĩnh vực xây dựng, 46% trong thương mại bán lẻ cho biết họ muốn đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ.

Ông Loh cho biết thêm: “Tại UOB, chúng tôi đã đồng hành cùng các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ vượt qua các thời điểm khó khăn. Bên cạnh việc hỗ trợ các nhu cầu tài chính, chúng tôi còn giúp họ nhận diện và thực hiện các giải pháp số để quản lý việc kinh doanh hiệu quả trong môi trường mạng. Ví dụ, với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực gặp ảnh hưởng mạnh, như thực phẩm và đồ uống, chúng tôi hỗ trợ họ chuyển đổi từ bán hàng trực tiếp là chính sang mô hình bán hàng online. Thông qua hợp tác của chúng tôi với Google, chúng tôi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đăng ký các công cụ số như Google My Business và xây dựng năng lực vững mạnh trong môi trường mạng để thu hút khách hàng.

Ngoài công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng muốn đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cho nhân viên (51%), mua máy móc và thiết bị (40%). Việc đầu tư mua sắm các phương tiện xe cộ có mức ưu tiên thấp nhất (18%).

1046 untitled 1

Công nghệ giúp các doanh nghiệp nhỏ quản lý dòng tiền và chi phí

Khi các công ty nhỏ trong ASEAN nắm bắt công nghệ như một cách thức để đảm bảo mô hình kinh doanh bền vững trong dài hạn, họ nhận ra rằng công nghệ cũng có thể giúp quản lý hiệu quả hơn các dòng tiền. Tám trong mười (81%) các doanh nghiệp ưa chuộng việc sử dụng các ứng dụng số để quản lý tài chính. Ví dụ, các giải pháp số như UOB BizSmart cho phép các doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử để quản lý tài khoản phải thu nhanh chóng.

Ông Divyesh Vithlani, người lãnh đạo hoạt động thực hành tài chính của tổ chức nghiên cứu Accenture khu vực Đông Nam Á cho biết: “Khi các doanh nghiệp nhỏ chuẩn bị mở cửa trở lại sau thời gian khó khăn, việc tập trung vào công nghệ sẽ gia tăng khi họ hướng tới việc hồi sinh doanh nghiệp để đảm bảo sức cạnh tranh và sự bền bỉ trong dài hạn. Doanh nghiệp nhỏ tập trung vào chuyển đổi số để trở nên linh hoạt và cập nhật sẽ nhận được kết quả nhanh chóng. Các khoản đầu tư vào công nghệ là thiết yếu vì doanh nghiệp nhỏ là nền tảng của các nền kinh tế quốc gia trong khu vực cũng như là đầu tầu tăng trưởng, vì vậy việc phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ sau Covid-19 sẽ là điều kiện cơ bản để các nền kinh tế trong ASEAN nhanh chóng phục hồi.

Doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN cũng đang nới lỏng áp lực nguồn vốn thông qua việc tìm kiếm các chính sách chậm trả nợ (75%) và tái thương lượng các điều khoản trong các hợp đồng với nhà cung cấp và bên cho thuê nhà (75%). Doanh nghiệp nhỏ cũng tăng vốn lưu động thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính trong dịp dịch Covid-19 (73%). Một ví dụ của chương trình hỗ trợ tài chính của Ngân hàng UOB là cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Singapore khoản vay duyệt trước lên tới 200.000 USD để họ có thể tiếp cận khi có nhu cầu.

Bà Audrey Chia, tổng giám đốc tổ chức Dun & Bradstreet Singapore cho biết: “Bất chấp những bất ổn do dịch Covid-19, triển vọng tăng trưởng dài hạn của ASEAN vẫn còn khi nói tới nhân khẩu và sức tiêu thụ trong khu vực. Trong khi các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN đang đối mặt với thách thức từ dịch bệnh, chúng ta có thể thấy rằng họ đang đi từng bước thực tế để tăng sức chống chọi của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai. Những doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh trong dài hạn, thậm chí sau Covid-19, chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn hiện tại và tự tạo ra các cơ hội kinh doanh mới”.

Báo cáo có nghiên cứu nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ trong ASEAN hiểu được cách thức chuyển đổi mô hinh kinh doanh để thích ứng với thay đổi cũng như đón đầu cơ hội tăng trưởng dài hạn trong khu vực.

Chi tiết báo cáo tại https://www.uob.com.vn/business/sme-study/asean-sme-transformation.page

Về Ngân hàng UOB Việt Nam

Ngân hàng UOB Việt Nam bắt đầu hoạt động như một ngân hàng độc lập ngày 6/8/2018, và là một ngân hàng con của Ngân hàng UOB tại Singapore, một ngân hàng hàng đầu tại châu Á với mạng lưới hơn 500 văn phòng ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Âu và Bắc Mỹ.

UOB thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 1993 và là ngân hàng Singapore đầu tiên thành lập chi nhánh ngân hàng tại TP. HCM năm 1995. Ngày nay, UOB Việt Nam cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân và doanh nghiệp cho cả khách hàng Việt Nam và nước ngoài thông qua mạng lưới kết nối khu vực của UOB. Năm 2019, UOB Việt Nam mở rộng ra thị trường phía Bắc với việc khai trương văn phòng chi nhánh tại Hà Nội.

Với kinh nghiệm hơn tám thập kỷ, các thế hệ nhân viên của UOB luôn giữ vững tinh thần doanh nghiệp, tập trung vào việc tạo dựng giá trị lâu bền cũng như cam kết vững chắc với việc tuân thủ những điều đúng đắn dành cho khách hàng và đồng nghiệp.

Chúng tôi tin tưởng vào sứ mệnh của một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính có trách nhiệm, và cam kết tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của các bên liên quan cũng như cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Cũng như chúng tôi cam kết giúp đỡ khách hàng quản lý tài chính hiệu quả và phát triển doanh nghiệp của mình, UOB kiên định trong việc hỗ trợ phát triển xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, trẻ em và giáo dục.

Đọc thêm

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam cho biết vừa được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng.
Quyết liệt thực hiện giải pháp giải ngân đầu tư công Nhịp sống phương Nam

Quyết liệt thực hiện giải pháp giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Tại Hội nghị giao ban giải ngân đầu tư công tháng 5/2025, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã xác định công tác giải ngân đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Việc đẩy mạnh tốc độ đầu tư công sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởng GRDP và sự phát triển chung của TP Hồ Chí Minh.
3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ Doanh nghiệp

3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ

TTTĐ - Nghị quyết 68-NQ/TƯ được kỳ vọng sẽ giải phóng tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân. Đây là những yếu tố doanh nghiệp tư nhân cần chú trọng để bứt phá trong giai đoạn tới khi những thay đổi về thể chế, chính sách mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng khối doanh nghiệp này.
Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới Lao động - Việc làm

Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới

TTTĐ - Ngày 27/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức tập huấn công tác nữ công năm 2025 cho cán bộ nữ công Công đoàn các cấp.
Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025 Kinh tế

Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành kế hoạch nhằm thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế số trong các ngành và lĩnh vực, đặt mục tiêu đạt tỷ trọng 20% GRDP vào năm 2025, đồng thời nâng cao năng suất lao động và mức độ ứng dụng công nghệ số trong cộng đồng và doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng mong muốn CMA-CGM đầu tư vào các dự án phát triển cảng biển xanh, thông minh Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng mong muốn CMA-CGM đầu tư vào các dự án phát triển cảng biển xanh, thông minh

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh điều này khi tiếp ông Rodolphe Saade, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn CMA-CGM (Pháp), một trong những tập đoàn vận tải biển và logistics lớn nhất thế giới, chiều 27/5, tại trụ sở Chính phủ.
MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone Doanh nghiệp

MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone

TTTĐ - Ngày 27/5/2025, tại phiên khai mạc sự kiện DX Summit 2025, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho 5 triệu hộ kinh doanh góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân - trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc gia.
Chung tay vì một nền công nghiệp quốc gia hiện đại, bền vững Doanh nghiệp

Chung tay vì một nền công nghiệp quốc gia hiện đại, bền vững

TTTĐ - Ngày 27/5, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Hòa Phát chính thức ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Kinh tế tư nhân lo “trên thì trải thảm, dưới lại rải đinh” Doanh nghiệp

Kinh tế tư nhân lo “trên thì trải thảm, dưới lại rải đinh”

TTTĐ - Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sự thống nhất, đồng lòng từ trên xuống dưới trong việc hoàn thiện thể chế, tháo rào cản, những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, tinh thần là thông thoáng; đồng thời, xóa bỏ ngay tình trạng "trên trải thảm, dưới rải đinh". Có như thế thì kinh tế tư nhân mới có sự đột phá, mới thực sự là động lực quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc gia.
Cân nhắc nâng mức dự phòng ngân sách Nhà nước lên 5% Thị trường - Tài chính

Cân nhắc nâng mức dự phòng ngân sách Nhà nước lên 5%

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, đánh giá đầy đủ cả mặt tích cực cũng như các mặt tiêu cực tiềm ẩn khi điều chỉnh tăng mức dự phòng ngân sách Nhà nước.
Xem thêm