Tag

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số

Công nghệ số 06/05/2025 19:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
EVN nhận giải thưởng Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc năm 2021 VietinBank xuất sắc trong chuyển đổi số EVN nhận giải thưởng Doanh nghiệp Chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam 2022 MB đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số Tăng cường kết nối doanh nghiệp, chuyển đổi số hoạt động tình nguyện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thông báo nêu: Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao nội dung Báo cáo của Bộ Tài chính, biểu dương đại diện các doanh nghiệp đã phát biểu ý kiến, đề xuất các giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp nhà nước chiếm phần không lớn trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp đang hoạt động của nước ta nhưng lại nắm giữ một lực lượng vật chất rất quan trọng của nền kinh tế.

Doanh nghiệp nhà nước có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, dựa vào kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo để tăng năng năng suất lao động; vừa phát triển chính doanh nghiệp, vừa góp phần quan trọng trong sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, góp phần thực hiện 2 mục tiêu chiến lược 100 năm (phấn đấu đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước là nước phát triển, thu nhập cao).

Trong quá trình thực hiện hai mục tiêu chiến lược này, doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển, ổn định lòng dân, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; phát triển nhanh, bền vững mới có nguồn lực để ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải xông pha hơn nữa, tiên phong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện một số giải pháp tiên phong

Chuyển đổi số là một yêu cầu khách quan, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế số của doanh nghiệp và của đất nước. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước có nguồn lực, điều kiện, nhân sự cần phải tiên phong trong chuyển đổi số, đóng vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số của đất nước, tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số và công dân số. Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện một số giải pháp tiên phong trong chuyển đổi số dưới đây.

Thứ nhất, hoàn thiện các quy trình, quy định theo chuyển đổi số chung của cả nước và của từng doanh nghiệp.

Thứ hai, số hóa, chuẩn hóa hồ sơ, tài liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Xây dựng, ứng dụng, trí tuệ nhân tạo để sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.

Thứ ba, tập trung phát triển hạ tầng số của doanh nghiệp nhà nước và góp phần vào sự phát triển hạ tầng số của cả nước. Việc phát triển hạ tầng số của từng tập đoàn, tổng công ty phải gắn với phát triển hạ tầng số của đất nước.

Thứ tư, xây dựng sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp; lãnh đạo doanh nghiệp tiến tới ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, điều hành phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ năm, chú trọng an toàn, bền vững trong chuyển đổi số; ứng dụng chuyển đổi số để phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả nhưng phải quản lý được, đặc biệt là quản lý dữ liệu số, từ đó góp phần vào an ninh, an toàn mạng quốc gia.

Thứ sáu, chú trọng phát triển nguồn nhân lực số, từ đó đóng góp vào xây dựng công dân số của đất nước. Nguồn nhân lực là vốn quý nhất và nhân lực số đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số.

Thứ bay, tập trung chuyển đổi số, tiếp cận với các nước tiên tiến trên thế giới góp phần tiết giảm chi phí và thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh một số điểm quan trọng về giải pháp chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh một số điểm quan trọng về giải pháp chuyển đổi số - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải phấn đấu tăng trưởng hai con số, đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP cả nước từ 8% trở lên năm 2025 và tăng trưởng hai con số những năm tới, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, giảm nợ công, giảm nợ nước ngoài, giảm nợ Chính phủ; trong đó, doanh nghiệp nhà nước phải chú ý các động lực tăng trưởng truyền thống về tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Các doanh nghiệp nhà nước cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.

Thứ nhất, về xuất khẩu, cần chủ động đa dạng hóa, mở rộng thị trường trong bối cảnh xuất khẩu được nhìn nhận đang gặp nhiều khó khăn đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ và xung đột địa chính trị; củng cố các thị trường truyền thống, tìm kiếm các thị trường mới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hướng tới phát triển thị trường bền vững, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Thứ hai, về đầu tư, cần tiếp tục chủ động tăng cường, đẩy nhanh các dự án đầu tư, đưa nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, đồng thời tiết kiệm hơn nữa để tập trung cho đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR); kịp thời có các giải pháp giải quyết các khó khăn về đầu tư, thúc đẩy công tác đầu tư đạt tiến độ và hiệu quả.

Thứ ba, về tiêu dùng, chú trọng, tập trung khai thác thị trường nội địa, mở rộng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, từ đó góp phần làm mới lại động lực tăng trưởng.

Thứ tư, chú trọng áp dụng quản trị thông minh, từ đó giảm chi phí quản lý để dành cho đầu tư, phát triển.

Thứ năm, tăng cường phối hợp, hỗ trợ, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển.

Thứ sáu, chú trọng công tác khen thưởng kịp thời; khuyến khích người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thủ tướng cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể với các bộ ngành để tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể cho các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể với các bộ ngành để tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cụ thể cho các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thường xuyên rà soát, nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước; chủ động rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, tiến tới giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính, giảm 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ; tập trung phát triển các hạ tầng chiến lược để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Đồng thời, các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác đào tạo từ đó cung ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp; góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm; tập trung giải ngân đầu tư công.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Thứ nhất, trao đổi, phối hợp, thống nhất với Bộ Công an để tháo gỡ các vướng mắc của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan tới chuyển đổi số.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học và công nghệ, sớm hình thành sàn giao dịch công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất.

Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế, tạo cầu nối giữa cung, cầu công nghệ thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ trong nước.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Tập trung xây dựng, trình ban hành Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) theo nguyên tắc "cái gì biết mới quản, không biết thì không quản", tinh thần là phải đổi mới, tăng cường phân cấp phân quyền; tham mưu chính sách miễn giảm, giãn hoãn thuế, lệ phí, tiền thuê đất; hoàn thuế VAT nhanh chóng, thuận tiện.

Bộ Ngoại giao rà soát, thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24 tháng 1 năm 2025 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới giúp kết nối doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, kết nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các nước.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham mưu, điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, giảm mặt bằng lãi suất, có các gói tín dụng ưu đãi cho các lĩnh vực và khoanh nợ, giãn hoãn nợ khi doanh nghiệp khó khăn do yếu tố khách quan.

Đọc thêm

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên Chuyển đổi số

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên

TTTĐ - “Ngày hội AI” khai mạc tại tỉnh Điện Biên sáng 6/5 với nhiều hoạt động đa dạng, nhằm lan tỏa việc ứng dụng công nghệ vào trong các lĩnh vực của đời sống.
Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ Công nghệ số

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

TTTĐ - Việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới...
Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số Chuyển đổi số

Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số

TTTĐ - Sáng nay (6/5), tỉnh Điện Biên đã phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và phong trào “Bình dân học vụ số” với mục tiêu phổ cập AI, ứng dụng công nghệ, kỹ năng số cho người dân trong thời đại số.
Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” Công nghệ số

Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI”

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Điện Biên sẽ diễn ra “Ngày hội AI”. Tại sự kiện này, Sở KH&CN tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm Công nghệ số

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, công tác dân vận giải phóng mặt bằng và giải quyết các vấn đề dân sinh đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Đoàn xã đã chủ động thích ứng, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành để triển khai mô hình dân vận linh hoạt, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và ứng dụng công nghệ số, từng bước tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp về an ninh trật tự (ANTT) để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Xem thêm