Tag

Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu

Tin Y tế 20/03/2025 19:42
aa
TTTĐ - Không ít người bệnh có tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt… nhưng thường hay chủ quan với các biểu hiện hạ natri máu. Trong khi đó, hạ natri máu cấp, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Gần 40% phụ nữ Việt trong tuổi sinh đẻ thiếu máu “Chủ nhật Đỏ” lan tỏa tinh thần hiến máu cứu người Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu do thiếu sắt Hơn 5.000 người đã hiến tiểu cầu từ 10 lần trở lên

Từ triệu chứng mơ hồ, phát hiện khối u tuyến yên “ẩn mình”

Bệnh nhân N.T.A (49 tuổi, Hà Nội) đến thăm khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ với các triệu chứng nôn, chóng mặt.

Trước đó vài tháng, bà thường xuyên bị đau đầu vùng đỉnh nhưng chủ quan cho rằng đó là do căng thẳng thông thường. Tuy nhiên, sau khi uống rượu, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến bà phải đến bệnh viện kiểm tra.

Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu
Hình ảnh MRI phát hiện khối u uyến yên bất thường, xâm lấn các cấu trúc lân cận

Qua thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ Chuyên khoa Nội - Nội Tiết, Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả phát hiện: Nồng độ natri trong máu giảm nghiêm trọng 116 mEq/L (so với mức bình thường 135 -145 mEq/L), cảnh báo tình trạng hạ natri máu mức độ nặng.

MRI tuyến yên phát hiện khối u kích thước tương đương 15x16x25mm, tín hiệu không đều, gồm thành phần dịch và đặc, khối phát triển ra ngoài hố yên, đè đẩy cuống tuyến yên, giao thoa thị giác, xâm lấn xoang hang phải, bao quanh động mạch cảnh trong phả

Kết quả xét nghiệm nội tiết tố cho thấy sự bất thường, đặc biệt là nồng độ prolactin 2958 µU/mL (tăng cao so với bình thường: 86-324 µU/mL); ALTT máu: 241 mmol/kg H2O (giảm so với bình thường 280-296 mmol/kg H2O); Cortisol máu: 134 nmol/l (giảm so với bình thường 171-536 nmol/l ); Natri nước tiểu 157,63 mmol/l (tăng so với bình thường 54-150 mmol/l).

Dựa trên kết quả này, bà T.A được chẩn đoán hạ natri máu cấp nghi ngờ do u tuyến yên chèn ép, tiếp tục được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị để tiếp tục điều trị chuyên sâu.

U tuyến yên, đa số là khối u lành tính nhưng vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong số đó là tình trạng hạ natri máu cấp, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Hạ natri máu và những biến chứng nguy hiểm

Hạ natri máu là tình trạng nồng độ natri trong máu giảm xuống dưới 135 mEq/L. Natri đóng vai trò chính trong thẩm thấu huyết tương, điều chỉnh cân bằng chất lỏng trong cơ thể, điều hòa chức năng thần kinh và cơ bắp.

Khi nồng độ natri giảm quá thấp, các tế bào trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng như: Đau đầu, lú lẫn, chóng mặt, buồn nôn, nôn; người bệnh cảm giác sợ nước; bồn chồn, cáu kỉnh; yếu cơ, chuột rút; co giật và hôn mê.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây hạ natri máu, các bác sĩ thực hiện chẩn đoán qua các bước: Xét nghiệm máu lại lần 2 để xác định nồng độ natri; do nồng độ áp lực thẩm thấu huyết tương (ALTT) nhằm phân biệt giả hạ natri máu hay hạ natri máu thực sự.

Nếu ALTT máu thấp cho thấy hạ natri máu thật sự, dựa vào đó bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tình trạng thể tích, tức xác định lượng nước trong cơ thể để tìm nguyên nhân. Ví dụ như giảm thể tích: mất nước do tiêu chảy, nôn mửa, do thuốc lợi tiểu...; đẳng thể tích: do bệnh lý như SIADH, suy giáp, suy thượng thận...; tăng thể tích: do suy tim, suy thận...

Bác sĩ cho biết, chẩn đoán nguyên nhân hạ natri máu của bà T.A có thể là suy thượng thận do u tuyến yên chèn ép, tuy nhiên chưa loại trừ hội chứng tiết ADH không thích hợp (SAIDH).

SIADH là tình trạng rối loạn chức năng tiết quá nhiều hormone ADH. ADH là hormone chống bài niệu, có vai trò giữ nước cho cơ thể. Khi ADH được tiết quá nhiều, cơ thể sẽ giữ lại lượng nước dư thừa, làm loãng nồng độ natri trong máu.

Hạ natri máu nặng (< 125mmol/l) là một tình trạng nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là hôn mê, tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế bệnh nhân cần được bác sĩ điều trị và theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng.

Buồn nôn, chóng mặt... cảnh giác với hạ natri máu
Truyền natri đường tĩnh mạch để tăng nồng độ natri trong máu. Ảnh minh họa

Đối với trường hợp natri máu thấp nghiêm trọng, bác sĩ đã đưa ra các phương án xử trí tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân.

Nếu hạ natri máu nặng xảy ra đột ngột hoặc có triệu chứng thần kinh nghiêm trọng <48h (như hôn mê, co giật), bác sĩ sẽ nhanh chóng truyền dịch muối ưu trương để tăng nồng độ natri trong máu, đưa nồng độ natri về mức an toàn trong thời gian ngắn. Người bệnh sẽ được theo dõi sát sao và điều chỉnh tốc độ truyền dịch liên tục.

Nếu hạ natri máu nặng có triệu chứng nhưng không quá nghiêm trọng, hoặc không rõ thời điểm bắt đầu, bác sĩ sẽ tìm và điều trị nguyên nhân gây hạ natri máu. Nếu người bệnh bị mất nước, sẽ được bù dịch, sau đó truyền dịch để tăng từ từ nồng độ natri một cách an toàn trong vòng 24 giờ.

Còn trong trường hợp hạ natri máu nặng nhưng không có triệu chứng, bác sĩ sẽ tập trung vào tìm và điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Việc tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân gây hạ natri máu để ngăn ngừa bệnh tái phát là cực kỳ quan trọng.

Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, uống nước điều độ, điều trị những bệnh lý có liên quan như bệnh lý tuyến yên, bệnh lý tuyến thượng thận và một số biện pháp khác để phòng ngừa hạ natri máu, cải thiện chất lượng sức khỏe.

Đọc thêm

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng Tin Y tế

Tuyên truyền sử dụng hình ảnh thẻ BHYT tích hợp trên ứng dụng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành công văn số 1538/SYT-QLBHYTCNTT về sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin Sức khỏe

Đà Nẵng: Khoảng 3.700 ca nghi sởi, gần 59% chưa tiêm đủ vắc xin

TTTĐ - Tính từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đã ghi nhận tổng cộng 3.700 ca nghi ngờ sởi, tăng mạnh so với 11 ca trong cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, 58,6% bệnh nhân là trẻ em chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng sởi.
Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em Tin Y tế

Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em

TTTĐ - Đây là chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2025 và Sở Y tế Hà Nội đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện với mục đích triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.
Phát hiện nhồi máu não nguy hiểm từ dấu hiệu đau đầu Tin Y tế

Phát hiện nhồi máu não nguy hiểm từ dấu hiệu đau đầu

TTTĐ - Từ dấu hiệu đau đầu thông thường, cụ ông 71 tuổi được thực hiện các thăm dò chuyên sâu tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec phát hiện nhồi máu não - bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Nốt ruồi nhỏ khiến người phụ nữ suýt mất chân Tin Y tế

Nốt ruồi nhỏ khiến người phụ nữ suýt mất chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân suýt mất bàn chân chỉ vì một nốt đen nhỏ ở gan bàn chân, trông giống nốt ruồi thông thường.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiều năm bị hẹp tắc tĩnh mạch Tin Y tế

Bệnh nhân chạy thận nhân tạo nhiều năm bị hẹp tắc tĩnh mạch

TTTĐ - Thông tin từ Bệnh viện E cho biết, mới đây bệnh viện tiếp nhận một số bệnh nhân suy thận bị hẹp cầu nối AVF và được các bác sĩ can thiệp kịp thời.
Phẫu thuật đồng thời hai đường mổ "bóc" khối u tuyến yên hiếm gặp Tin Y tế

Phẫu thuật đồng thời hai đường mổ "bóc" khối u tuyến yên hiếm gặp

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phẫu thuật cho nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng do chèn ép dây thần kinh thị giác, kèm theo các triệu chứng đau đầu, buồn nôn và dấu hiệu suy tuyến yên kéo dài.
Phẫu thuật thành công ung thư vú bị vỡ cho cụ bà 85 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật thành công ung thư vú bị vỡ cho cụ bà 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa phẫu thuật thành công điều trị ung thư vú cho bệnh nhân cao tuổi kèm nhiều bệnh nền, thể trạng gầy yếu.
Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật” Tin Y tế

Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo hướng “Sâu y lý - giàu y đức - giỏi y thuật”

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại chuyến thăm, làm việc với Bệnh viện Bạch Mai nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95% Tin Y tế

40/53 tỉnh, TP đạt tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trên 95%

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 25/3/2025 về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, Bộ Y tế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi.
Xem thêm