Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Không có “vùng cấm” trong việc xử lý cán bộ bảo kê tín dụng đen
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn
Bài liên quan
Tướng Nguyễn Duy Ngọc và Lương Tam Quang làm Thứ trưởng Bộ Công an
Chủ tịch Quốc hội: Nội dung chất vấn đúng và trúng những vấn đề nhân dân quan tâm
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm: Công an Việt Nam hoàn toàn có thể ngăn chặn tội phạm ma tuý
Tuần làm việc thứ 3: Quốc hội chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn
Đã “chốt” 4 Bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn
Tiếp tục phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/8, đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt câu hỏi Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về tình trạng tín dụng đen, nạn bảo kê, đòi nợ thuê còn diễn biến phức tạp.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tín dụng đen đúng là vấn đề còn bức xúc của xã hội. Bộ Công an đã nhiều lần báo cáo, trả lời trước Quốc hội và cũng đã đề ra nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này. Trong đó, Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12 về giải quyết các vấn đề tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen; Chỉ thị phân công trách nhiệm rất cụ thể, rõ ràng của các cấp, ngành và hiện đang được tổ chức thực hiện. Bộ Công an cũng đã có một kế hoạch chuyên đề riêng để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm này.
Kết quả, 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng Công an trong toàn quốc đã khởi tố 436 vụ với 766 bị can về các tội danh liên quan đến tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê; khởi tố 214 vụ, 947 bị can về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự (theo Điều 201 Bộ luật Hình sự). Ngành Công an cũng áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, làm tan rã nhiều băng, ổ, nhóm hoạt động tín dụng đen trên cả nước. Cụ thể, đã làm tan rã 1.400 đường dây, tổ chức cho vạy nặng lãi có hoạt động liên quan đến tín dụng đen.
Nhờ trấn áp mạnh nên tội phạm liên quan đến tín dụng đen đã được kiềm chế và giảm mức độ phức tạp so với trước đây. Nhiều chỗ đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Hơn nữa, nhân dân cũng ngày càng cảnh giác cao hơn với loại hình này.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng thẳng thắn thừa nhận, tình trạng hoạt động bảo kê tín dụng đen, đòi nợ thuê vẫn còn diễn biến phức tạp, có nơi, có lúc vẫn còn gây lo lắng trong nhân dân. Đáng lưu ý, hoạt động cho vay ngang hàng qua mạng internet- một dạng tín dụng đen biến tướng sử dụng qua không gian mạng đang có chiều hướng gia tăng và rất khó kiểm soát.
Về giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, lực lượng Công an sẽ tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh; triệt phá các băng nhóm hoạt động tín dụng đen, bảo kê đòi nợ thuê ngay từ khi mới hình thành; điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân; chủ động phối hợp với các ngành, địa phương, cơ quan liên quan để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ; tháo gỡ các vướng mắc về pháp luật...
Về vấn đề “có hay không hoạt động bảo kê của các lực lượng chức năng cho hoạt động tín dụng đen” mà một số đại biểu Quốc hội đặt ra, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, qua hoạt động điều tra, hiện nay, chưa phát hiện trường hợp nào bao che, bảo kê cho hoạt động tín dụng đen của các lực lượng chức năng, kể cả lực lượng Công an. “Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm các trường hợp bảo kê hoặc có liên quan đến bảo kê, không có vùng cấm nào”, Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh: Thượng úy công an hy sinh khi truy bắt ma túy

TP Huế: Hai tài xế lĩnh án vì chở khách nhập cảnh trái phép

Bỉm Sơn (Thanh Hoá): Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo

Quảng Nam: Bắt đối tượng lừa "chạy án" để chiếm đoạt tài sản

Quảng Nam: Bắt giữ nhanh đối tượng chuyên trộm cắp xe máy

Quảng Ninh: Thêm một vụ cháy rừng tại thành phố Uông Bí
