Tag

Bộ Thông tin và Truyền thông: Hướng đến “năm dữ liệu quốc gia 2023”

Công nghệ số 20/01/2023 09:16
aa
TTTĐ - Trong năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các chiến lược quốc gia ngành Thông tin và Truyền thông, trong đó nổi bật là các chiến lược về bưu chính, Chính phủ số và kinh tế số.
Bộ Thông tin Truyền thông đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cần tiên phong về cải cách hành chính, chuyển đổi số Ngành Thông tin và Truyền thông Hà Nội tiên phong, sáng tạo trong chuyển đổi số

Lúc phải đi đầu dẫn dắt, lúc lại lùi sau thúc đẩy

Trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã sửa khá nhiều luật liên quan đến lĩnh vực số. Đó là các luật về: Giao dịch điện tử, Công nghiệp công nghệ số, Tần số, Viễn thông… Đây đều là các lĩnh vực nền tảng của chuyển đổi số, cho sự phát triển số.

Vì thế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các đơn vị trong ngành phải coi đây là việc của mình để nghiên cứu góp ý, tránh việc ban hành luật, khi áp dụng thì mới phát hiện bất cập. Khi đó thì đã muộn, muốn sửa phải mất nhiều năm.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển trọng tâm từ phía trước sang phía sau. Lãnh đạo, quản lý thì có lúc phải đi đầu dẫn dắt, có lúc lại lùi về sau để thúc đẩy.

Những năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khởi xướng nhiều chiến lược mới, đi đầu và trực tiếp tham gia để khởi động sự phát triển của ngành.

Đến nay, đa số những định hướng mới đã thành nhận thức của xã hội, của chính quyền các cấp; Nhà nhà bắt đầu làm, ngành ngành bắt đầu làm, do đó Bộ phải lui về sau để thúc đẩy, đảm bảo cho sự phát triển được nhanh và bền vững.

Năm 2022 là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện.

Đây cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược mới của ngành Thông tin và Truyền thông: Hạ tầng số; Dữ liệu; Bưu chính; An toàn thông tin mạng; Công nghiệp công nghệ số; Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; Chính phủ số; Kinh tế số và Xã hội số; Chuyển đổi số báo chí. Đó sẽ là tiền đề thuận lợi để bước sang năm 2023 sẽ là năm dữ liệu số quốc gia.

Để thực hiện chiến lược năm dữ liệu số quốc gia, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương công khai dữ liệu của ngành, đơn vị mình quản lý. Với chủ đề dữ liệu số, Bộ sẽ triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm là tổ chức bảo vệ dữ liệu, nâng cao nhận thức, liên minh tuyên truyền và tổ chức chiến dịch tuyên truyền.

Quyết liệt với “An toàn thông tin mạng”

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chuyển đổi số là đưa các hoạt động của chúng ta lên môi trường số. Đồng nghĩa với đó là việc cần phải bảo vệ hàng nghìn hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, hoạt động trên không gian mạng của 100 triệu người dân, gần 1 triệu doanh nghiệp, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, 26 triệu hộ gia đình, 14.000 cơ sở y tế, 44.000 trường học...

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định 2023 là năm bảo vệ người dân trên không gian mạng. Vì vậy, Bộ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai nhiều biện pháp quyết liệt.

Bộ Thông tin và Truyền thông: Hướng đến “năm dữ liệu quốc gia 2023”

Chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của ngành Thông tin và Truyền thông

Tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam trong năm vừa qua ở mức kiểm soát tốt. Trong năm 2022, Bộ đã phối hợp cũng như trực tiếp ngăn chặn 2.328 website lừa đảo, 1.342 trang web lừa đảo trực tuyến cùng 986 trang web, địa chỉ mạng có nội dung vi phạm pháp luật; Qua đó góp phần bảo vệ gần 4 triệu người dân, tương đương 6% người dùng trên internet.

Việt Nam cũng ghi nhận chỉ số an toàn, an ninh mạng xếp thứ 25 trên tổng số 194 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 25 bậc so với năm 2019.

Tuy nhiên vẫn còn đó các mối đe dọa về an toàn thông tin. Theo thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam khảo sát tại 135 tổ chức, doanh nghiệp về bảo đảm an toàn thông tin, kết quả cho thấy nổi lên một số vấn đề lớn.

Cụ thể, cứ 4 tổ chức, doanh nghiệp thì có một đơn vị từng bị gián đoạn hệ thống, dịch vụ khi bị tấn công mạng trong năm 2022; 76% tổ chức, doanh nghiệp chưa đủ nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu hiện tại; 87% tổ chức, doanh nghiệp cho biết lo sợ yếu tố con người, 58% lo sợ yếu tố công nghệ và 47% lo sợ về tội trộm cắp quy trình về an toàn thông tin; 68% đơn vị chưa đủ kinh phí đầu tư cho an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu hằng năm.

Mặc dù nguy cơ tấn công mạng không ngừng gia tăng song theo các chuyên gia vẫn nhiều doanh nghiệp còn “bỏ qua” vấn đề bảo mật, an toàn thông tin mạng trong chuyển đổi số.

Vì vậy, bảo đảm an toàn không gian mạng và an toàn cho các tổ chức, người dân trên không gian mạng là trách nhiệm của tất cả Bộ, ngành, địa phương theo nguyên tắc là "thực sao - ảo vậy". Như vậy, cơ quan quản lý lĩnh vực nào trong đời thực thì cũng có trách nhiệm quản lý nội dung đó trên không gian mạng.

Do đó, trong năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung chỉ đạo thanh kiểm tra, xử lý mạnh tay các vi phạm để làm lành mạnh môi trường thông tin và truyền thông.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Muốn phát triển nhanh và bền vững thì môi trường phải lành mạnh. Muốn giữ cho môi trường lành mạnh thì phải làm thường xuyên”.

Vì thế, năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm kỷ cương, tuân thủ quy định về an toàn thông tin. Theo đó, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm hệ thống thông tin theo cấp độ.

Đọc thêm

Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực Công nghệ số

Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực

TTTĐ - Nền kinh tế số Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ qua từng năm nhờ tốc độ chuyển đổi số cao và sự đầu tư hậu thuẫn từ các chính phủ.
Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa Công nghệ số

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

TTTĐ - Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”.
Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư Chuyển đổi số

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

TTTĐ - Chiều 14/4, tại Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Sở Ngoại vụ và Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đoàn công tác gồm 3 Tổng Lãnh sự: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi các định hướng hợp tác, góp phần thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên Công nghệ số

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

TTTĐ - Thành đoàn Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên thành phố năm 2025.
MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng Công nghệ số

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

TTTĐ - MobiFone eContract ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp ký kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, bảo mật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" Công nghệ số

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

TTTĐ - Được UBND quận Gò Vấp tổ chức ra mắt sáng 11/4, những tiện ích của ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" chắc chắn sẽ giúp công tác quản lý và điều hành tốt hơn trong thời gian tới.
Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 9/4, Lazada, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, chính thức công bố Báo cáo Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới Công nghệ số

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

TTTĐ - Ngày 9/4, Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố dự án hợp tác mới nhằm tăng cường phối hợp, thúc đẩy hệ sinh thái di động và truyền thông số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác này mang ý nghĩa toàn cầu trong việc đưa nền kinh tế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người” Công nghệ số

Grab công bố các giải pháp công nghệ mới “Dành cho mỗi người”

TTTĐ - Ngày 8/4, tại sự kiện công bố sản phẩm GrabX lần đầu tiên được tổ chức, Grab chính thức giới thiệu loạt cải tiến công nghệ mới được thiết kế “Dành cho mỗi người”. Grab hiểu rằng cuộc sống luôn có muôn vàn khía cạnh và người dùng của Grab cũng vậy. Khi người dùng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong ngày, cho những trách nhiệm khác nhau trong cuộc sống, nhu cầu của họ cũng sẽ thay đổi theo từng khoảnh khắc.
Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp Công nghệ số

Ứng dụng AI hiệu quả trong doanh nghiệp

TTTĐ - Ngày 4/4, tại TP Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ CEO 1983 đã tổ chức chương trình với chủ đề “Chia sẻ chiến lược và kế hoạch sử dụng AI cho doanh nghiệp”. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình từ cộng đồng doanh nhân.
Xem thêm