Bộ GD&ĐT tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023
Học sinh có thể được mượn sách giáo khoa từ năm học tới Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học năm học 2022 - 2023 |
Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, cùng dự còn có ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Ngô Thị Minh.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị |
Hội nghị có sự tham dự của ông Trần Thanh Lâm - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Ông Đỗ Ngọc An - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Ông Bùi Tuấn Quang - Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; Ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Ông Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Ông Triệu Văn Cường - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Ông Lê Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học quốc gia TP HCM.
Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Đồng thời tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo.
Đây là năm học thứ hai ngành Giáo dục triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động của ngành.
![]() |
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 64 điểm cầu trên cả nước |
Lần đầu tiên khai giảng năm học mới, toàn ngành phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Kế hoạch năm học bị gián đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước.
Nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành Giáo dục không thể tiến hành theo đúng kế hoạch, ảnh hưởng mạnh mẽ tới phát triển đội ngũ, tài chính, việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục, tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ nhà giáo, trẻ em, học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh.
Trước tình hình đó, ngành Giáo dục đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu, chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19 và Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị |
Toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT đã đánh giá kết quả đạt nước trong năm học vừa qua, đặc biệt đã nhìn nhận nghiêm túc những tồn tại một số tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và có giải pháp để khắc phục trong năm học tới.
Hội nghị đã lắng nghe các ý kiến phát biểu, thảo luận của các vị đại biểu để đánh giá về những kết quả đã đạt được, nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, để tiếp tục khắc phục. Đặc biệt, các đại biểu đã tham gia đóng góp ý kiến, giải pháp để ngành Giáo dục làm tốt hơn nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Chính phủ giao cho, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non
