Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cấp THCS mức độ 3 tại quận Ba Đình
Những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ tháng 10/2022 Bộ GD&ĐT lên phương án khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên |
Tham gia đoàn kiểm tra có ông Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng - Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT làm Phó Trưởng đoàn, ông Phạm Đức Tài - Chuyên viên chính - Vụ Giáo dục Trung học Bộ GD&ĐT làm Trưởng đoàn cùng ông Lê Hồng Vũ - Phó Trưởng phòng GDTH Sở GD&ĐT và các chuyên viên của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội.
![]() |
Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mức độ 3 tại quận Ba Đình |
Thành phần đón đoàn có bà Phạm Thị Diễm - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận - Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - xóa mù chữ quận cùng ông Lê Đức Thuận - Quận ủy viên,Trưởng phòng GD&ĐT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục - xóa mù chữ quận, bà Phạm Thị Ngọc Lan - Phó Trưởng phòng GD&ĐT - Ủy viên phổ cập giáo dục - xóa mù chữ quận và bà Trần Thị Vinh - Phó Trưởng phòng GD&ĐT - Ủy viên phổ cập giáo dục - xóa mù chữ quận…
Đoàn đã chia thành 2 nhóm thực hiện kiểm tra hồ sơ, sổ sách về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ cấp THCS của các phường và trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại một số hộ dân trên địa bàn quận.
Sau khi kiểm tra, ông Phạm Đức Tài - Trưởng đoàn kiểm tra đã đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Ban chỉ đạo quận cũng như các phường và ghi nhận những thay đổi tích cực trong công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của Phòng GD&ĐT cùng các trường THCS trên địa bàn quận Ba Đình.
Bên cạnh những lời khen ngợi dành cho công tác chỉ đạo phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của quận, Phường cũng như sự tích cực triển khai thực hiện của Phòng GD&ĐT và các trường THCS trên địa bàn, Trưởng đoàn kiểm tra đã công nhận Quận Ba Đình đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ cấp THCS mức độ 3.
![]() |
Đoàn kiểm tra hồ sơ, sổ sách về phổ cập giáo dục - xóa mù chữ cấp THCS của các phường |
Tại buổi làm việc, ông Sái Công Hồng - Phó Vụ trưởng - Vụ GDTH Bộ GD&ĐT đã định hướng, kiến nghị một số nội dung nhằm nâng cao hơn nữa công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ như: Tăng cường hơn nữa đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức các hội thảo về nghiệp vụ phổ cập giáo dục, tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên… và đề nghị liên tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện và bảo quản các hồ sơ, báo cáo.
Bà Phạm Thị Diễm - Quận ủy viên, Phó Chủ tịch UBND quận - Trưởng Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục – xóa mù chữ quận gửi lời cảm ơn tới đoàn kiểm tra của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội. Bên cạnh đó, Trưởng Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục - xóa mù chữ cũng cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến đánh giá, chỉ đạo, định hướng của đồng chí Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn và tiếp tục phối hợp với Phòng GD&ĐT để thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên toàn quận.
Được biết, kết quả kiểm tra phổ cập giáo dục - xóa mù chữ năm 2021: 14/14 phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS đạt tỉ lệ 100%, 14 trường THCS đều có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục THCS theo quy hoạch, các phòng học đều được xây dựng theo tiêu chuẩn qui định, có 843/851 giáo viên đạt chuẩn đào tạo trở lên và 848/851 đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025
