Bộ Công thương nhận hồ sơ điều tra lẩn tránh thuế với mía đường từ Thái Lan
Nghi vấn đường Thái Lan đi đường vòng để né thuế vào Việt Nam Vietsugar nỗ lực cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn có biết thượng tôn pháp luật? |
Ngày 1/9, Bộ Công thương cho biết vừa tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.
Theo cáo buộc tại hồ sơ yêu cầu thì đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm mía đường của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar.
Trước đó, ngày 15/6/2021, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm mía đường với mức thuế lần lượt là 42,99% và 4,65%.
Kể từ khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm mía đường có xuất xứ từ Thái Lan, đã có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh thuế thông qua một số nước ASEAN. Kim ngạch nhập khẩu đường từ các nước ASEAN (ngoại trừ Thái Lan) tăng mạnh.
Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đã phối hợp với VSSA theo dõi tình hình nhập khẩu, thu thập thông tin, số liệu, xây dựng hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với sản phẩm mía đường.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thường có tính chất phức tạp, liên quan tới nhiều nội dung, quy định pháp luật và cam kết quốc tế. Các nước cũng có quy định khác nhau về vấn đề này. Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hoá đáp ứng đầy đủ các quy định về xuất xứ nhưng vẫn có thể bị coi là lẩn tránh.
Theo quy định tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Bộ Công thương sẽ tiến hành thẩm định chi tiết hồ sơ yêu cầu để xem xét khởi xướng điều tra nhằm kịp thời có những biện pháp xử lý, ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đảm bảo hiệu quả tổng thể của biện pháp cũng như lợi ích của ngành sản xuất đường mía và người nông dân trồng mía.
Theo VSSA, ngay sau khi thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức có hiệu lực, đường xuất khẩu của Thái Lan vào Việt Nam trong tháng 6/2021 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2019 khi chỉ đạt 15,2 nghìn tấn, giảm 60,5% so với tháng trước và giảm tới 83,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
VSSA dự báo, các loại đường nhập khẩu có nguồn gốc từ Thái Lan tiếp tục hiện diện thông qua nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, từ các nước ASEAN và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam.
Cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho, sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 7, tháng 8/2021, ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới.
Hiện đã có những dấu hiệu cho thấy, các hoạt động gian lận thương mại đã thay đổi phương thức hoạt động để thích ứng với hoàn cảnh.
VSSA dẫn số liệu của Hải Quan Việt Nam cho biết, lượng đường nhập khẩu từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar và Indonesia vào Việt Nam đã tăng đột biến từ 20.043 tấn của cùng kỳ năm 2020 lên trên 320.000 tấn trong 5 tháng đầu năm 2021, tương ứng tăng 16 lần so với cùng kỳ năm trước.
Điều đặc biệt là cả 5 nước ASEAN nêu trên hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường để có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam với mức tăng bùng nổ như vậy.
Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu đường từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ ở mức 5%, đây là mức thấp hơn nhiều so với mức thuế mà đường nhập từ Thái Lan phải chịu khi bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Do đó, VSSA cho rằng đã xuất hiện những lo ngại đường Thái Lan có thể đi đường vòng để né thuế vào Việt Nam.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hướng đi chiến lược cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đối mặt với rủi ro lãi suất thấp, nhà đầu tư cần làm gì?

Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 12,14% trong quý II/2025

Trình dự thảo nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng phương tiện công cộng

Đồng Nai: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia

Sẵn sàng kịch bản ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ
