Tag

Bình Định: Xây dựng nhà máy, hàng trăm hecta rừng phòng hộ biến mất

Bạn đọc 06/10/2019 12:42
aa
TTTĐ - Hàng trăm hecta rừng phi lao bị chặt phá, đốt cháy tại khu vực Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án để làm rõ nguyên nhân.

Bình Định: Xây dựng nhà máy, hàng trăm hecta rừng phòng hộ biến mất

Dự án Nhà máy Phong điện Phương Mai 1 do Công ty CP Phong Điện Phương Mai đầu tư được triển khai kèm theo đó là hàng trăm hecta rừng phi lao bị biến mất
Dự án Nhà máy Phong điện Phương Mai 1 do Công ty CP Phong Điện Phương Mai đầu tư được triển khai kèm theo đó là hàng trăm hecta rừng phi lao bị biến mất

Rừng phi lao tồn tại hàng trăm năm, có chức năng phòng hộ chắn gió bão, cát bay, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự sống cho người dân hai xã Cát Chánh, huyện Phù Cát và xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã bị chặt phá, đốt cháy không thương tiếc.

Theo đó, toàn bộ diện tích Dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1 (141,9ha) không còn cây phi lao nào, chỉ có chồi tái sinh. Nhiều diện tích rừng bị cháy trơ gốc không còn khả năng tái sinh.

Hiện trường rừng phi lao cháy, đốt, chặt phá trơ gốc
Hiện trường rừng phi lao cháy, đốt, chặt phá trơ gốc

Được biết, khu đất Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1 là rừng phi lao thuộc rừng phòng hộ nằm trong Khu Kinh tế Nhơn Hội. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện xây dựng nhà máy, không biết vì lý do gì mà nhiều diện tích rừng phi lao đã bị chặt phá và cháy rụi.

Một người dân thôn Huỳnh Giản Bắc, xã Phước Hòa cho rằng, từ khi Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1 tiến hành xây dựng trên khu đất rừng phòng hộ, thì cây phi lao bị cháy rụi hết.

Hiện trường rừng phi lao cháy, đốt, chặt phá trơ gốc
Hiện trường rừng phi lao cháy, đốt, chặt phá trơ gốc

Được biết, theo quy hoạch, thì nơi nào làm trụ tuabine, làm trạm biến áp, nhà điều hành, đường công vụ thì mới chặt phá cây, phần còn lại giữ nguyên hiện trạng rừng.

“Không hiểu sao, nhiều diện tích rừng phi lao bị cháy, đốt phá như thế này, mùa mưa bão tới rừng làm sao bảo vệ tính mạng, tài sản cho người dân chúng tôi. Chưa kể, không còn cây phi lao chắn giữ, gió bay cát vào khu dân cư, ảnh hưởng môi trường sống, sinh hoạt người dân."

Bình Định: Xây dựng nhà máy, hàng trăm hecta rừng phòng hộ biến mất

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm (Sở NN-PTNT Bình Định), khu vực xây dựng Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1 của Công ty CP Phong Điện Phương Mai có diện tích 141,9ha, thuộc một phần tiểu khu 281B, xã Cát Chánh huyện Phù Cát, diện tích 133,9ha và tiểu khu 297A, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước diện tích 08ha. Hiện trạng là rừng phi lao, nguồn gốc sử dụng đất do Ban quản lý rừng phòng hộ Phù Cát và Công ty Lâm nghiệp Quy Nhơn quản lý.

Ngày 12/9/2012, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 513 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích không phải lâm nghiệp để đầu tư xây dựng Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1.

Theo đó, diện tích chuyển mục đích để xây dựng các công trình là 16,24ha tiểu khu 281B xã Cát Chánh, huyện Phù Cát và tiểu khu 297A, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Diện tích quy hoạch chức năng rừng phòng hộ 141,9ha đã chuyển mục đích sử dụng rừng 16,24ha, diện tích phòng hộ còn lại 125,66ha nhà đầu tư giữ lại nguyên trạng rừng trồng, nếu công ty để hộ gia đình hoặc các đối tượng khác lấn chiếm, chặt phá thì công ty chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả về sau.

Empty

Tuy nhiên, mới đây đoàn kiểm tra do cơ quan Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Bình Định chủ trì tiến hành kiểm tra hiện trường thì phát hiện, toàn toàn bộ diện tích dự án 141,9ha không còn cây phi lao, chỉ có chồi tái sinh, diện tích bị cháy được xác định khoảng 85ha, tập trung khu vực phía Đông và Nam dự án, diện tích chưa bị cháy còn khoảng 56ha nhưng chỉ có chồi tái sinh.

Trước sự việc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đã có ý kiến tại cuộc họp giải quyết việc chặt phá, cháy cây phi lao tại khu vực dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu tạm dừng thực hiện dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1, tại Khu Kinh tế Nhơn Hội do chủ đầu tư thiếu trách nhiệm để xảy ra tình trạng chặt phá, cháy rừng phi lao tại khu vực dự án.

Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1, khẩn trương xây dựng tường rào bảo vệ và thực hiện trồng lại rừng phi lao tại khu vực dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1.

Đồng thời làm rõ nguyên nhân gây cháy rừng phi lao tại khu vực dự án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.

Ngoài ra, chỉ đạo Công an các huyện Tuy Phước, Phù Cát phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường, hỗ trợ lực lượng để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm tại khu vực dự án.

Giao Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Định hướng dẫn Công ty CP Phong Điện Phương Mai, chủ đầu tư dự án Nhà máy Phong Điện Phương Mai 1, thực hiện trồng lại rừng phi lao đã bị chặt phá, đốt cháy.

Empty

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định vẫn chưa xác định nguyên nhân, thủ phạm làm biến mất 141,9ha rừng phi lao, trong khi người dân thì đang nóng lòng chờ câu trả lời từ phía chính quyền.

Người dân cho rằng, rừng phi lao tồn tại hàng trăm năm, có chức năng phòng hộ chắn gió bão, cát bay, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự sống cho người dân hai xã Cát Chánh, huyện Phù Cát và xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, nay bị chặt phá, đốt cháy trơ gốc. Đến mùa mưa bão năm nay, lá chắn nào sẽ bảo vệ tính mạng và tài sản của họ và không biết đến bao giờ rừng phi lao mới được hồi sinh?

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Xem thêm