Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường
Một tuần trước nhập viện, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, đau bụng vùng hạ sườn trái, sau đó ý thức giảm, đáp ứng chậm, buồn nôn và nôn nhiều. Bệnh nhân được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Miện, phát hiện đường huyết tăng cao và được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân thể trạng gầy, chỉ số BMI 15,6, dấu hiệu nhiễm trùng và mất nước rõ rệt, Glasgow 14 điểm.
![]() |
Bệnh nhân đái tháo đường được chăm sóc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: BVCC |
Qua khám lâm sàng, các bác sĩ ghi nhận tình trạng không phù, tuyến giáp không to, không phát hiện hạch ngoại vi, tim đều tần số 93 ck/phút, huyết áp 110/70 mmHg, phổi thông khí tốt, bụng mềm, không chướng, ấn tức vùng thượng vị và quanh rốn. Các dấu hiệu thần kinh như gáy cứng, hội chứng màng não âm tính.
Việc khám cận lâm sàng cho thấy điện tâm đồ nhịp xoang 93 ck/phút, X-quang ngực và bụng chưa phát hiện bất thường, siêu âm ổ bụng phát hiện cặn thận hai bên.
Bệnh nhân được chẩn đoán toan ceton do đái tháo đường type 1 trên nền suy kiệt thể trạng, đồng thời có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiêu hóa và tiết niệu.
Do đó, các bác điều trị theo hướng bao gồm bù dịch bằng NaCl 0.9% và Glucose 5%, bù điện giải theo kết quả xét nghiệm, kiểm soát đường huyết bằng insulin Actrapid điều chỉnh theo đường huyết mao mạch, sử dụng kháng sinh phối hợp Meropenem và Ciprofloxacin điều chỉnh theo mức lọc cầu thận, cùng với thuốc chống nôn, bảo vệ dạ dày và điều trị triệu chứng toàn thân.
Sau quá trình điều trị, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, Glasgow 15 điểm, không sốt, không còn dấu hiệu mất nước, tim phổi ổn định, bụng mềm, không còn nôn hay buồn nôn.
Bệnh nhân được hội chẩn thêm về kiểm soát đường huyết nhằm ngăn ngừa tái phát toan ceton, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân đái tháo đường type 1 trong tình trạng suy kiệt.
Bác sĩ Hoàng Mỹ Lệ Dung, khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cảnh báo: “Bệnh nhân đái tháo đường type 1 nếu không tuân thủ điều trị insulin dễ rơi vào toan ceton – biến chứng cấp tính nguy hiểm. Việc phát hiện sớm, xử trí kịp thời và giáo dục kỹ năng tự quản lý bệnh đóng vai trò sống còn”.
Ca bệnh là minh chứng cho việc kiểm soát đường huyết không chặt chẽ ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đòi hỏi sự theo dõi sát sao, điều trị kịp thời và xây dựng kế hoạch chăm sóc toàn diện, cá thể hóa để cải thiện chất lượng sống người bệnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử

16 bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Cảnh báo gia tăng tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè

Công tác y tế, phòng dịch được đảm bảo
