Tag
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh trong 4 tháng đầu năm 2025:

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trong tháng 5

Tin Y tế 06/05/2025 15:22
aa
TTTĐ - Tại Hội nghị thông tin chuyên đề do Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 6/5, ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025. Báo cáo cho thấy, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là bệnh sởi và tay chân miệng.
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết sớm, cần cảnh giác cao độ 10 thông điệp phòng bệnh sởi của Bộ Y tế Bệnh sởi - những thông tin cần biết

Dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nhưng không được chủ quan

Theo ông Vũ Cao Cương, trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội chưa ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới như cúm A/H5N1, MERS-CoV và chưa có trường hợp tử vong do bệnh dại. Các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, ho gà đều có số mắc thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, bệnh sởi và tay chân miệng có xu hướng gia tăng theo chu kỳ thường niên.

Riêng bệnh sởi, số ca mắc tăng nhanh sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Tính đến ngày 25/4, Hà Nội ghi nhận 2.074 ca mắc sởi và 1 trường hợp tử vong. Các ca bệnh phân bố ở tất cả quận, huyện, thị xã, tập trung chủ yếu tại các quận nội thành như Hoàng Mai (247 ca), Nam Từ Liêm (235), Hà Đông (155), Đống Đa (116), Thanh Trì (111). Đáng chú ý, có đến 91% số ca mắc là người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh.

Chủ trì
Các vị đại biểu tham dự Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí thành phố tháng 5/2025

Sở Y tế nhận định, hiện tại số ca mắc sởi đã có xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn có thể tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc, đặc biệt trong nhóm người chưa tiêm chủng hoặc có bệnh lý nền. Do đó, ngành y tế tiếp tục đặt nhiệm vụ kiểm soát bệnh sởi là một trong những trọng tâm.

Với bệnh tay chân miệng, Hà Nội ghi nhận 1.506 trường hợp mắc trong 4 tháng đầu năm, chưa có trường hợp tử vong. Con số này tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2024 (948 ca mắc). Phần lớn bệnh nhân là trẻ em dưới 3 tuổi (chiếm 95%), phân bố rải rác tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số ổ dịch đã xuất hiện tại các trường mầm non và cộng đồng, song chưa ghi nhận ổ dịch phức tạp.

Ngành y tế dự báo dịch tay chân miệng có thể đạt đỉnh vào tháng 5 tới và sau đó giảm dần. Trong bối cảnh nhiều trường mầm non đang hoạt động, nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn nếu công tác vệ sinh, khử khuẩn không được triển khai hiệu quả và thường xuyên.

Dù sốt xuất huyết hiện đang được kiểm soát tốt, nhưng theo chu kỳ dịch bệnh, từ tháng 6 đến tháng 12 sẽ là thời gian cao điểm của dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội. Do đó, các địa phương cần sớm triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, thả cá, phun hóa chất phòng bệnh tại các khu vực trọng điểm, nơi có nhiều bệnh nhân hoặc nguy cơ cao tái bùng phát dịch.

Cùng với đó, Sở Y tế cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh lây từ động vật sang người như cúm A/H5N1 và bệnh dại. Nếu người dân không thực hiện đầy đủ biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo, nguy cơ xuất hiện ca bệnh là hoàn toàn có thể xảy ra.

ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025
Ông Vũ Cao Cương – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô trong 4 tháng đầu năm 2025

Triển khai hàng loạt biện pháp phòng chống dịch chủ động

Để ứng phó hiệu quả với nguy cơ dịch bệnh, TP Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên là đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine sởi cho trẻ em thuộc nhóm tuổi tiêm chủng thường xuyên và nhóm đối tượng chiến dịch.

Ngành y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt việc cấp cứu, khám sàng lọc, thu dung, phân luồng và cách ly bệnh nhân; đảm bảo phát hiện sớm và điều trị kịp thời các ca bệnh sởi, hạn chế tối đa các trường hợp biến chứng nặng và tử vong.

Công tác phối hợp giữa ngành Y tế và Giáo dục cũng được tăng cường, đặc biệt trong việc rà soát lịch sử tiêm chủng của trẻ khi nhập học mầm non (2 tuổi) và lớp 1 (6 tuổi). Khi có ca bệnh tại trường học, cần tổ chức rà soát, tiêm bù vaccine cho các em học sinh còn thiếu, nhằm tránh nguy cơ lây lan diện rộng.

chia sẻ
Ngành y tế Hà Nội kêu gọi người dân tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng bệnh

Ngoài ra, công tác truyền thông được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức để người dân không chủ quan, chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo. Các cơ sở y tế cũng được yêu cầu tổ chức tiêm chủng mở rộng hàng tháng, mời gọi và nhắc nhở phụ huynh đưa trẻ đến tiêm bổ sung sớm nhất có thể.

Đối với sốt xuất huyết, Hà Nội dự báo năm 2025 dịch sẽ diễn biến phức tạp. Vì vậy, thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai các hoạt động phòng bệnh từ sớm như: chiến dịch diệt bọ gậy, phun hóa chất, tuyên truyền cộng đồng về các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh sản, đồng thời tăng cường giám sát tại các địa phương có nguy cơ cao.

Đặc biệt, công tác phối hợp liên ngành giữa Y tế và Thú y cũng được nhấn mạnh. Việc kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia cầm, vật nuôi có ý nghĩa rất lớn để ngăn chặn nguồn lây từ động vật sang người, đặc biệt trong thời điểm mùa hè - thời điểm dễ phát sinh các bệnh truyền nhiễm.

Trong bối cảnh dịch bệnh luôn có thể biến động khó lường, ngành y tế Hà Nội kêu gọi người dân tiếp tục nâng cao ý thức phòng dịch, đặc biệt là chủ động tiêm vaccine phòng bệnh đúng lịch, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế và nhà trường khi có dịch bệnh xảy ra.

Với sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền, ngành y tế và sự hợp tác của người dân, Hà Nội kỳ vọng sẽ tiếp tục kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời gian tới.

Đọc thêm

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng Tin Y tế

“Cứu” đôi chân dập nát cho bệnh nhân sau tai nạn kinh hoàng

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu cho một nữ bệnh nhân gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dập nát đôi chân.
Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược Tin Y tế

Quét mã QR kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược

TTTĐ - Ngày 6/5, Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2054/SYT-NVD về việc triển khai quét mã QR đăng ký tài khoản kết nối liên thông cơ sở dữ liệu Dược quốc gia.
Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg Tin Y tế

Phẫu thuật khối u ruột non "khủng" gần 4kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u ruột non khổng lồ hiếm gặp, nặng gần 4kg, cùng đoạn đại tràng trong ổ bụng.
Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi Tin Y tế

Gắp dị vật trong phế quản cho bệnh nhân 85 tuổi

TTTĐ - Bệnh viện Bắc Thăng Long đã phẫu thuật gắp thành công dị vật là hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản gốc trái cho bệnh nhân 85 tuổi.
Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025 Tin Y tế

Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 3 năm 2025

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch sởi năm đợt 3 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn triển khai chiến dịch đồng bộ, theo đúng kế hoạch.
Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ Tin Y tế

Khám, cấp cứu cho gần 970 nghìn lượt bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các bệnh viện trên cả nước đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 968.689 lượt người bệnh.
Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định Tin Y tế

Chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhi trong vụ việc tại BVĐK Nam Định

TTTĐ - Sáng 5/5, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dành thời gian đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm bệnh nhi liên quan đến vụ việc xảy ra tại BVĐK Nam Định.
Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu Tin Y tế

Số ca cấp cứu tai nạn giao thông do rượu, bia giảm sâu

TTTĐ - Theo báo cáo của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong dịp ngày nghỉ lễ tính từ 30/4 đến sáng 4/5, bệnh viện này tiếp nhận cấp cứu cho 600 ca bệnh, trong đó cấp cứu do tai nạn giao thông dưới 50% và số ca cấp cứu do tai nạn giao thông có sử dụng rượu, bia đã giảm nhiều.
Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân Tin Y tế

Bệnh nhi uốn ván nguy kịch chỉ vì mảnh gỗ nhỏ đâm vào chân

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng gồng cứng tăng trương lực cơ toàn thân, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.
Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 Tin Y tế

Hơn 900 ca cấp cứu, tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo nhanh về công tác đáp ứng y tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của Sở Y tế Hà Nội, các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Nội đã tiếp nhận hơn 900 ca khám cấp cứu, tai nạn giao thông.
Xem thêm