Tag
Kỳ nghỉ lễ:

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

Nhịp sống trẻ 30/04/2025 22:56
aa
TTTĐ - Giữa nhịp sống hối hả và guồng quay công việc, học tập liên tục, những ngày nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 trở thành khoảng thời gian quý giá để người trẻ “tạm dừng” và trở về mái ấm gia đình. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người lao động xa nhà, những ngày lễ không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là dịp để được ăn một bữa cơm gia đình, thứ tưởng chừng giản dị nhưng lại ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Mâm cơm đoàn viên ngày Tết Cười ngất với hội “gái đảm” khoe tài luộc gà trong “Ghét bếp, không nghiện nhà”

Trân trọng những điều giản dị

“Chỉ cần được ăn cơm mẹ nấu là thấy cả thế giới dịu lại”, đó là tâm sự của Nguyễn Đức Minh (22 tuổi, quê ở tỉnh Nam Định), sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội. Minh kể rằng mỗi lần nghỉ lễ, dù chỉ vài ngày, cậu cũng cố gắng bắt xe sớm nhất để về nhà. Bữa cơm tối đầu tiên trở về luôn là khoảnh khắc Minh mong đợi nhất, khi cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm, nói đủ chuyện từ trường lớp, công việc cho đến các món ăn mẹ nấu. “Không khí ấy rất khác, không ai vội, không tiếng chuông điện thoại, không bài vở, họp hành, chỉ có tiếng nói cười và mùi thơm của món canh cá rô đồng”, Minh xúc động chia sẻ.

Theo một khảo sát nhỏ, hơn 80% người trẻ được hỏi đều cho biết họ mong muốn về quê hoặc sum họp với gia đình trong các kỳ nghỉ lễ, trong đó “ăn cơm cùng người thân” là điều được mong đợi nhất. Bữa cơm không chỉ là nhu cầu vật chất mà còn là dịp kết nối cảm xúc, hàn gắn những khoảng cách do bận rộn hoặc xa cách địa lý tạo nên.

Người trẻ khoa bữa ăn tự làm
Bạn trẻ khoe bữa ăn tự tay làm cho bố mẹ thưởng thức trong kỳ nghỉ lễ

Không ít người từng thờ ơ với bữa cơm gia đình, cho rằng đó là điều “đương nhiên” và không mấy quan trọng thế nhưng chính khi sống xa nhà, tự lập nơi thành thị, nếm trải những bữa ăn vội vàng giữa những bộn bề lo toan, người trẻ mới thực sự hiểu hết giá trị của một bữa cơm đủ đầy và ấm cúng.

Lê Thị Phương Linh (26 tuổi, nhân viên truyền thông tại Hà Nội) chia sẻ: “Cứ đến dịp nghỉ lễ là mình lại thấy thèm cơm nhà hoặc ngồi quây quần bên gia đình để cùng nhau ăn uống. Về quê, mình thường tự vào bếp nấu bún riêu cua, thịt kho trứng… rồi gọi bố mẹ, em trai về ăn cùng. Chỉ vậy thôi mà cảm giác như tuổi thơ ùa về”.

Không chỉ trân trọng, nhiều bạn trẻ còn chủ động “góp tay” vào căn bếp, điều mà trước kia họ ít để ý đến. Những bức ảnh trên mạng xã hội về cảnh các bạn trẻ đi chợ, vào bếp, trang trí mâm cơm gia đình trong kỳ nghỉ lễ không chỉ mang tính “check-in” mà còn cho thấy sự thay đổi trong nhận thức: Quý trọng truyền thống, yêu thương gia đình bắt đầu từ những điều gần gũi nhất.

Những người thân cùng nhau sum vầy trong kỳ nghỉ lễ thêm ấm áp tình yêu thương
Những người thân cùng nhau sum vầy trong kỳ nghỉ lễ thêm ấm áp tình yêu thương

Nền tảng của gắn kết, yêu thương

Theo các chuyên gia xã hội học, bữa cơm gia đình không đơn thuần là sinh hoạt ăn uống, mà còn là một “thiết chế văn hóa” trong đời sống người Việt. Đặc biệt với thế hệ trẻ, những người dễ bị cuốn vào thế giới số và lối sống cá nhân, thì việc quay về và duy trì thói quen ăn cơm cùng gia đình chính là cách để giữ gìn nền nếp, kết nối giá trị truyền thống và vun đắp tình thân.

Bà Nguyễn Thị Hải (70 tuổi, ở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng: “Khi người trẻ lựa chọn trở về với gia đình trong dịp lễ, đó không chỉ là sự nghỉ ngơi mà còn là sự trở về với cội nguồn. Bữa cơm là nơi cha mẹ hiểu con cái hơn, con cái học cách lắng nghe và sẻ chia. Giá trị của nó không thể đo đếm bằng vật chất”.

bữa cơm
Những bữa ăn chung, không điện thoại, không vội vàng là điều rất cần để các thành viên trong gia đình kết nối với nhau

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng lớn do khác biệt về tư duy, công nghệ và lối sống, thì một bữa ăn chung, không điện thoại, không vội vàng là điều rất cần để các thành viên trong gia đình thực sự kết nối với nhau bằng trái tim.

Dù vậy, không ít người trẻ vẫn phải làm việc xuyên lễ, không thể về nhà vì điều kiện xa xôi hoặc công việc đặc thù. Đó là thực tế dễ hiểu, nhưng cũng đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có đang quá dễ bỏ qua những dịp quý giá để ở bên người thân? Lời nhắn mà nhiều bạn trẻ gửi gắm trên mạng dịp nghỉ lễ là: “Hãy tranh thủ từng cơ hội để trở về, để ăn một bữa cơm cùng người thân, bởi không ai biết lần tới sẽ là khi nào”.

Bữa cơm gia đình, nơi bắt đầu và cũng là nơi trở về của tình yêu thương. Trong guồng quay hiện đại, người trẻ có thể đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều điều mới lạ nhưng đôi khi, thứ quý giá nhất lại là một mâm cơm giản dị có tiếng cười của bố mẹ, ánh mắt yêu thương của người thân, và cảm giác bình yên đến lạ.

Dịp nghỉ lễ, chúng ta hãy trở về nhà nếu có thể. Đơn giản là để các thành viên trong gia đình được ngồi bên nhau, gắp cho nhau miếng ăn và nói những câu chuyện không cần vội.

Đọc thêm

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử Camera 360 trẻ

Tạm biệt tháng Tư, giới trẻ hướng về Hà Nội mùa thu lịch sử

TTTĐ - Khi tiếng trống, tiếng nhạc lắng xuống, làn sóng tự hào vẫn tiếp tục lan tỏa. Nhiều bạn trẻ bịn rịn chia tay Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng đồng thời cũng hướng ánh nhìn về Thủ đô Hà Nội, nơi sẽ diễn ra những hoạt động đặc biệt nhân dịp Đại lễ mừng Quốc khánh 2/9 tới.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm