BAOVIET Bank cùng nhiều ngân hàng bị phát hiện tự ý cấp tín dụng vượt phép
Ngân hàng VIB tăng trưởng 68% sau sáu tháng VPBank, VIB tiếp tục giãm lãi vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thiệt hại bởi Covid-19 |
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo gửi Quốc hội tổng hợp kết quả các báo cáo kiểm toán trong năm 2020 đối với niên độ ngân sách năm 2019.
Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ kết quả kiểm toán các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 4 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và năm 2018 của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát bình quân ở mức 2,79%, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Các tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động, kinh doanh có lãi, đạt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%.
![]() |
Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) cấp tín dụng vượt hạn mức được phép tới hơn 3.100 tỷ đồng |
Tuy nhiên, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức tối đa cho phép như Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVCombank) vượt 13.656 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vượt 8.654 tỷ đồng; Ngân hàng TMCP Bảo Việt vượt 3.153 tỷ đồng; Ngân hàng Shinhan Bank vượt 132 tỷ đồng; Ngân hàng Mizuho Hồ Chí Minh vượt 192 tỷ đồng; Ngân hàng Busan - chi nhánh Hồ Chí Minh vượt 83 tỷ đồng; Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga vượt 69 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, ngoại trừ các trường hợp năm 2020 các ngân hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng hoặc đã tất toán nợ vay nên cơ quan này không điều chỉnh giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 1.940,2 tỷ đồng; không điều chỉnh tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) 1.357,58 tỷ đồng.
Ngược lại, Kiểm toán Nhà nước còn điều chỉnh giảm chi phí dự phòng tại Vietcombank 183,87 tỷ đồng; tăng chi phí dự phòng tại Agribank 97,16 tỷ đồng.
Qua công tác kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cho rằng các ngân hàng còn nhiều hạn chế như thẩm định thiếu chặt chẽ, định kỳ chưa đánh giá lại tài sản bảo đảm, giải ngân bằng tiền mặt không có hoặc thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay; không kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay…
Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ, một số ngân hàng hạch toán doanh thu, thu nhập, chi phí chưa phù hợp, chính xác.
Trong đó, Vietcombank ghi nhận lãi dự thu không đúng quy định đối với các khoản nợ được cơ cấu lại 85,47 tỷ đồng; hạch toán thiếu 29,25 tỷ đồng phí bảo lãnh, phí phát hành thư tín dụng (L/C); hạch toán thừa lãi dự chi 19,07 tỷ đồng. Tương tự, Agribank hạch toán thừa lãi dự thu 114,7 tỷ đồng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề
