Tag

Bảo quản bảo vật quốc gia thời công nghệ số

Văn hóa 12/02/2023 11:16
aa
TTTĐ - Bảo vật quốc gia được công nhận vào năm 2012. 11 năm qua đã có 11 đợt được công nhận và số bảo vật quốc gia hiện nay là 264. Đây là những bảo vật tiêu biểu có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Xuất bản bộ sách ""Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia"" Việt Nam hiện có 238 bảo vật quốc gia

Có thể nói, mỗi bảo vật kết tinh trong nó câu chuyện về lịch sử của cả trăm năm, thậm chí cả nghìn năm. Chúng ta có thể làm gì để những câu chuyện ấy không ngủ yên và trở nên sống động, truyền cảm hứng cho đời sống đương đại?

Bảo quản bảo vật quốc gia thời công nghệ số

Tượng đầu rồng, một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc dân tộc (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội)

Hoàng thành Thăng Long, nơi đang lưu giữ 5 trong số 27 bảo vật quốc gia mới được công nhận gần đây nhất. Đầu rồng thời Trần được tìm thấy tại khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, là một trong hai đầu rồng nguyên vẹn nhất của thời Trần được tìm thấy và là minh chứng quan trọng giúp các nhà nghiên cứu nhận diện bộ mái kiến trúc thời Lý - Trần.

Chị Lê Thị Khánh Vân, cán bộ thuyết minh thuộc Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội bày tỏ: “Thời Lý - Trần, nước ta coi Phật giáo chính là quốc giáo, rồng còn có ý nghĩa là thần quyền khi hình tượng, đường nét của đầu rồng, thân rồng thể hiện sức mạnh của triều đại phong kiến Việt Nam”.

Súng Thần công thời Lê Trung Hưng mới được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh
Súng thần công thời Lê Trung Hưng mới được công nhận là bảo vật quốc gia (Ảnh: Nguyễn Hữu Mạnh)

Súng thần công thời Lê Trung Hưng là hiện vật quý hiếm cho thấy súng thần công và nghệ thuật đúc đồng của Đại Việt thế kỷ XVII đã đạt đến trình độ cao. Thành bậc điện Kính Thiên mang nét điển hình của nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung Hưng, điển hình nhất là Văn Mây, Đao Mác với các bước chạm diễn tả cá hóa rồng trong đầm sen độc đáo, khác lạ.

Tượng An Dương Vương niên đại cuối thế kỷ XIX hiện được thờ tại khu di tích Cổ Loa với phương pháp đúc đồng thủ công tinh xảo. Bức tượng lột tả phong thái ung dung, đường bệ, uy quyền của một bậc đế vương.

Bộ bát đĩa gốm hoa lam ngự dụng thời Lê Sơ, là đồ dùng hàng ngày của vua, hoa văn được vẽ bằng bút lông trực tiếp trên gốm. Rồng trên bộ bát đĩa được thể hiện ở tư thế bay lượn, không uyển chuyển, mềm mại như rồng thời Lý - Trần, rồng thời Lê mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh và quyền lực của thiên tử, đồng thời cho thấy công nghệ làm lò nung giữ nhiệt thời kỳ này đã đạt đến trình độ cao.

Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Trung tam Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: “Chúng tôi sẽ đưa công nghệ, áp dụng công nghệ vào để công chúng hiểu được rằng, cách đây hàng trăm năm, với bàn tay người thợ mà lại có được những sản phẩm quý giá đến như vậy”.

Bảo quản bảo vật quốc gia thời công nghệ số

Bộ lịch blốc với chủ đề “Bảo vật quốc gia”

Những điều nêu trên rất đáng tự hào nhưng không phải ở đâu bảo vật quốc gia nào cũng được gìn giữ, phát huy như ở Hoàng thành Thăng Long. Rất nhiều bảo vật nằm rải rác tại các địa phương trong các di tích, chế độ bảo vệ thì mỗi nơi một kiểu và không phải là không có sự lơ là.

Ví dụ như vụ bảo vật quốc gia, bức tranh “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí bị hư hỏng tới 30% do bất cẩn khi lau vệ sinh của Bảo tàng TP HCM hồi năm 2019. Tác phẩm bị mất đi lớp sơn bề mặt nên sự uyển chuyển, tinh tế, liên kết giữa các mảng sơn, mảng vỏ trứng, mảng dát vàng đã không còn sự uyển nhã, huyền ảo của nghệ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí.

Luật Bảo vệ di sản đã quy định bảo vật phải được bảo quản theo chế độ đặc biệt nhưng đó là về lý thuyết. Trên thực tế, hầu hết các địa phương chưa có phương án, đề án bảo quản kỹ lưỡng, lâu dài.

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cho biết: “Một khi đã xây dựng hồ sơ để Nhà nước công nhận cái hiện vật trong bộ sưu tập của mình là bảo vật quốc gia thì phải có ý thức coi nó là bảo vật quốc gia thực sự, trong khi phần lớn là chạy theo thương hiệu là bảo vật quốc gia chứ phần trách nhiệm đi kèm thì lại không được chú trọng. Có địa phương không đến mức quá nghèo, không có được phương tiện đủ hiện đại để bảo quản hiện vật. Nếu chúng ta coi trọng, chú trọng thì vẫn có thể khắc phục được”.

Trừ một vài bảo tàng lớn thuộc khu vực Trung ương thì hiện tại phổ biến có 2 cách ứng xử với bảo vật quốc gia. Một là giữ nguyên hiện trạng như trước khi được công nhận. Cách ứng xử này tuy giữ nguyên được thực trạng vốn có của bảo vật nhưng lại khiến cho bảo vật quốc gia đối mặt với nhiều rủi ro như tác động của thiên nhiên.

Một cách khác là cất bảo tàng vào kho, cửa đóng then cài, tuy đảm bảo được an toàn cho bảo vật nhưng lại tước đi “đời sống” cho nó, khiến cho bảo vật không còn phát huy được trọn vẹn. Vậy làm thế nào để mang lại một sức sống mới, xứng tầm vóc của bảo vật quốc gia là một thách thức không hề dễ dàng. Thực tế đã có những nỗ lực đáng được ghi nhận…

Đầu năm 2023, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã cho ra mắt bộ lịch Bảo vật quốc gia Việt Nam. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành xuất bản, 228 bảo vật quốc gia lên lịch nloc. Bộ lịch được đánh giá như Bách khoa toàn thư về bảo vật quốc gia.

Bà Nguyễn Hoài Anh, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn để các trang lịch bảo vật quốc gia có thể nói lên được truyền thống của dân tộc, về phong tục, tập quán, văn hóa. Với những giá trị như thế, cuốn lịch Bảo vật quốc gia có ý nghĩa như là tác phẩm văn hóa”.

Trước đó, một số bảo tàng đã ứng dụng công nghệ tham quan ảo, giới thiệu bảo vật quốc gia như tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Người xem chỉ cần dùng 1 thiết bị di động thông minh là có thể tự tham quan, tìm hiểu thông tin của các bảo vật. Thậm chí, giờ đây các bảo vật quốc gia còn được in 3D, trở thành đồ lưu niệm ý nghĩa, mang cả giá trị văn hóa và kinh tế.

Kiến trúc sư Đinh Việt Phương, Giám đốc Công ty CP 3Dart tâm sự: “Mình nhìn những giá trị các bảo vật của cha ông bằng con mắt của người sáng tạo, người làm thiết kế và muốn mang hồn cốt của cha ông để tạo ra sản phẩm để có thể ứng dụng cho thực tế

Những cổ vật khi đã trở thành bảo vật quốc gia là có một đời sống khác. Nhiều nỗ lực từ phía Nhà nước và tư nhân đang được triển khai để bảo vật cất lên tiếng nói, phát huy những giá trị trường tồn, không bị lớp bụi thời gian phủ mờ qua năm tháng.

Đã đến lúc những giá trị văn hóa, lịch sử của các bảo vật quốc gia phải được lan tỏa một cách trọn vẹn. Cái bắt tay giữa các bảo tàng, di tích với du lịch, truyền thông và công nghệ sẽ là lời giải hữu hiệu cho câu hỏi: Bao giờ bảo vật quốc gia thực sự được đánh thức?

Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Xem thêm