Tag
Bắc Kạn: Vụ án trốn thuế tại Công ty CP Khang Thịnh có dấu hiệu oan sai?

Bài 3: “Việc nóng” được đẩy lên Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm

Ký sự pháp đình 15/07/2022 08:40
aa
TTTĐ - Về vụ án trốn thuế ở Công ty CP Khang Thịnh mà báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng trên các bài trước, có hai luồng quan điểm cho rằng: “Các kết luận giám định chữ ký và giám định về thuế chỉ mang tính hướng dẫn về nghiệp vụ tư pháp” và bản án sơ thẩm tuy có nhiều sai sót về nghiệp vụ nhưng không oan.
Bắc Kạn: Vụ án trốn thuế tại Công ty CP Khang Thịnh có dấu hiệu oan sai? Bắc Kạn: Vụ án trốn thuế tại Công ty CP Khang Thịnh có dấu hiệu oan sai?
Bài 2: Thiếu căn cứ thuyết phục? Bài 2: Thiếu căn cứ thuyết phục?
Công trình xây dựng tuyến đường điện do Công ty Khang Thịnh thi công
Công trình xây dựng tuyến đường điện do Công ty Khang Thịnh thi công

Các kết luận giám định kỹ thuật hình sự chưa phải căn cứ buộc tội

Để có đủ căn cứ kết tội trốn thuế, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định trưng cầu giám định chữ ký đối với Viện Khoa học hình sự (KHHS) - Bộ Công an và Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Bắc Kạn.

Mục đích giám định là so sánh với chữ ký trong những bản khai của các cá nhân có liên quan (mỗi lần 4 mẫu) gồm: Giám định chữ ký trên các hợp đồng lao động (HĐLĐ), bảng thanh toán tiền lương (TTTL) của các cá nhân Công ty CP Khang Thịnh.

Mẫu vật đối tượng giám định là các chữ ký trên HĐLĐ, bảng TTTL của Công ty CP Khang Thịnh.

Căn cứ kết quả trưng cầu giám định đối với chữ ký, chữ viết trong HĐLĐ và chứng từ TTTL đối với Công ty CP Khang Thịnh của Viện KHHS, Bộ Công an và Phòng KTHS, Công an tỉnh Bắc Kạn, kết luật điều tra và cáo trạng quy kết Công ty CP Khanh Thịnh trốn thuế vì: 38 trường hợp chữ ký trên HĐLĐ và chứng từ TTTL không phải chữ ký của người có tên trong HĐLĐ; 17 trường hợp không đủ cơ sở để kết luận chữ ký trên HĐLĐ; Chứng từ TTTL có phải chữ ký của người lao động (NLĐ) hay không?

Trên thực tế, kết luận giám định khẳng định 3 nội dung có liên quan hoàn toàn khác với kết luận điều tra và cáo trạng. Cụ thể: Chữ ký không phải do cùng một người ký; Người có mẫu chữ ký (M1 - M2 - M3 - M4) không ký ra chữ ký; Không đủ sơ sở kết luận có phải do cùng một người ký hay không.

Với các kết quả giám định như trên, hiệu quả trong việc giám định chữ ký của cơ quan điều tra không như kỳ vọng. Ngoài ra, quy định tại khoản 2 Điều 32, Luật Giám định tư pháp chỉ rõ: “Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực”. Như vậy, mục đích giám định, mẫu vật (có so sánh) có thể chưa bảo đảm tính khách quan.

Công trình tuyến đường nội bộ và khuôn viên khu doanh trại Bộ chỉ huy quân sự, do Công ty Khang Thịnh thi công
Công trình tuyến đường nội bộ và khuôn viên khu doanh trại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn do Công ty Khang Thịnh thi công

Theo quan điểm của Luật sư Lê Minh Thắng, Công ty luật K và Cộng sự, khi xác định một người muốn làm giả chữ ký của người khác phải căn cứ vào động cơ, mục đích làm giả để làm gì? Trong trường hợp này, các bị cáo khẳng định không thực hiện hành vi trốn thuế, hoàn toàn tuân thủ các quy định thuế thì việc làm giả chữ ký không có ý nghĩa.

Mặt khác, theo các mẫu (M1 - M2 - M3 - M4) do Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn cung cấp, thì việc lấy mẫu đã bảo đảm chưa? Người ký ra chữ ký trong hoàn cảnh nào đều không rõ ràng, nên mới có nhiều kết luận như vậy. Ngoài ra, kết luận giám định chưa chỉ ra được bao nhiêu phần trăm làm giả, ai giả chữ ký và tương ứng với bao nhiêu tiền sau khi quy tội trốn thuế theo kết luận điều tra và cáo trạng.

Thực tế, nhiều người không biết chữ có thể phải nhờ ký để lấy tiền; Không thể vì không ký được mà phủ nhận thành quả lao động của họ.

Các kết luận giám định về thuế chỉ mang tính trao đổi nghiệp vụ

Để có đủ căn cứ kết tội trốn thuế, ngày 24/3/2020, Công an tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định trưng cầu giám định số 21.

Nội dung yêu cầu thể hiện: Việc Công ty CP Khang Thịnh chi trả tiền lương, tiền công cho NLĐ nhưng thực tế không chi trả cho các HĐLĐ và chứng từ chi trả tiền lương cho NLĐ không làm việc cho công ty để hạch toán chi phí giá vốn trong năm 2015, 2016, 2017, 2018 có phải là trốn thuế không? Nếu trốn thuế thì trốn loại thuế gì? Số tiền trốn thuế là bao nhiêu?

Trên cơ sở Cục thuế đề nghị cung cấp bổ sung thông tin tài liệu do thiếu sổ chi phí 632 (giá vốn bán hàng) và sổ 642 (chi phí quản lý doanh nghiệp), ngày 28/4/2021, Công an tỉnh Bắc Kạn tiếp tục yêu cầu giám định bổ sung số 1 về thực hiện nghĩa vụ thuế của 5 gói thầu trong các năm 2016 - 2017.

Theo kết luận giám định ngày 14/12/2020, Cục thuế tỉnh Bắc Kạn đã sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu các nội dung trong tài liệu do Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn cung cấp với các văn bản quy phạm pháp luật và đã có kết luận.

Thứ nhất, không thực hiện giám định đối với các nội dung: Không giám định mẫu vật biên bản ghi lời khai của các cá nhân; Không thực hiện giám định đối với các công trình trong năm 2015 do cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn không xác định được số chi phí nhân công Công ty CP Khang Thịnh đã chi tiền lương, tiền công cho NLĐ nhưng thực tế không chi trả là của công trình nào và đưa vào hạch toán xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ hay chưa; Các công trình mà cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn đã xác định được rõ chi phí nhân công, đã hạch toán trong kỳ tính thuế năm 2016, 2017…

Các kết luận giám định về chữ ký và thuế
Các kết luận giám định về chữ ký và thuế

Trường hợp cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn xác định Công ty CP Khang Thịnh đã hạch toán chi trả tiền lương, tiền công cho NLĐ nhưng thực tế không chi trả và chứng từ chi trả tiền lương cho NLĐ không làm việc cho công ty, các khoản chi này “đã hạch toán vào chi phí giá vốn” trong kỳ tính thuế năm 2016, 2017 thì được “coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế” đối với 6 công trình…

Trường hợp cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn xác định công ty đã hạch toán khoản chi trả tiền lương, tiền công cho NLĐ nhưng thực tế không chi trả và chứng từ chi trả tiền lương cho NLĐ không làm việc cho công ty, khoản chi này “đã hạch toán vào chi phí giá vốn” trong kỳ tính thuế năm 2016, 2017 thì “Loại thuế trốn là thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Đối với các công trình Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA tỉnh Bắc Kạn chưa xác định rõ chi phí nhân công đã hạch toán trong kỳ tính thuế thì không đủ căn cứ thực hiện giám định theo nội dung trưng cầu giám định.

Theo kết luận giám định bổ sung ngày 25/5/2021, Cục thuế tỉnh Bắc Kạn đã kết luận: Không thực hiện giám định đối với các nội dung : Bản sao biên bản ghi lời khai; Bản sao HĐLĐ của các cá nhân; Chỉ giám định nghĩa vụ thuế.

Trường hợp cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn xác định công ty đã hạch toán chi trả tiền lương, tiền công cho 30 NLĐ của 5 công trình đề nghị giám định bổ sung nhưng thực tế không chi trả; Bên cạnh đó, 30 NLĐ này không làm việc cho công ty, nếu khoản chi này đã hạch toán vào chi phí giá vốn trong kỳ tính thuế năm 2016, 2017 thì được coi là hành vi trốn thuế, gian lận thuế…

Trường hợp cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Kạn xác định công ty đã hạch toán chi trả tiền lương, tiền công cho 30 NLĐ của 5 công trình đề nghị giám định bổ sung nhưng thực tế không chi trả; Bên cạnh đó 30 NLĐ này không làm việc cho công ty và khoản chi này đã hạch toán vào chi phí giá vốn trong kỳ tính thuế năm 2016, 2017 dẫn đến xác định sai số tiền phải nộp thì: Loại thuế trốn là thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, cả hai bản kết luận của cơ quan thuế hoàn toàn không đề cập đến hành vi trốn thuế của Công ty Khang Thịnh và các bị cáo. Nội dung chỉ mang tính chất trao đổi nghiệp vụ, hướng dẫn tư pháp về thuế.

Tại phiên tòa, phần thẩm vấn các Giám định viên tư pháp thuế độc lập cũng đều khẳng định “Kết luận giám định thuế chỉ là tư pháp về thuế”. Tuy nhiên, các Giám định viên tư pháp thuế không thể lý giải được tại sao nó lại phải thể hiện dưới dạng là một kết luận giám định thuế.

Bị cáo Yến và Thoa khai báo toạ phiên toà sơ thẩm
Bị cáo Yến và Thoa khai báo tại phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật giám định tư pháp thì mẫu vật giám định có vai trò vô cùng quan trọng để đưa ra được kết luận giám định. Nghĩa vụ của người tổ chức giám định tư pháp phải có mẫu giám định tuy nhiên khi mẫu giám định không bảo đảm hoặc bị loại bỏ thì kết luận giám định không thể chính xác và không thể ra kết luận được. Do đó, các cơ quan giám định tư pháp cũng chỉ đưa ra các kết luận mang tính chất chung hoặc hướng dẫn (tư pháp thuế) mà không phải kết luận về hành vi trốn thuế.

Đến thời điểm này, mặc dù bản án hình sự sơ thẩm số 10/2022/HS-ST ngày 27/4/2022 của TAND tỉnh Bắc Kạn đã tuyên các bị cáo tội “Trốn thuế” nhưng Cơ quan điều tra chưa đưa ra được căn cứ thuyết phục chứng minh bà Yến, bà Thoa lập khống chứng từ. Nếu chỉ căn cứ vào các kết luận giám định để kết tội thì chưa đủ cơ sở pháp lý theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Quan điểm của Viện kiểm sát cấp cao tại Hà Nội là không oan

Ngày 13/5/2022, Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 11/2022/QĐ-VC1-HS.

Quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao nêu: “Căn cứ các tài liệu, chứng cứ gồm các HĐLĐ, các chứng từ chi trả lương, tài liệu kê khai thuế, biên bản ghi lời khai của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, lời khai của các bị cáo thể hiện trong nội dung bản án, có cơ sở để xác định hành vi lập khống tài liệu liên quan đến chi phí nhân công, kê khai thuế không đúng, dẫn đến không nộp 267.113.103 đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty CP Khang Thịnh trong hai năm 2016, 2017, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Hành vi của các bị cáo bị xét xử về tội “Trốn thuế” theo khoản 1, Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ, không oan.

Quyết định kháng nghị của VKS nhân dân cấp cao tại Hà Hội
Quyết định kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Hội

Tuy nhiên, về xác định tư cách tham gia tố tụng của Tòa án cấp sơ thẩm là chưa chính xác, đầy đủ.

Cụ thể: Đối với bị hại trong vụ án “cục thuế tỉnh Bắc Kạn là đơn vị trực tiếp quản lý, thu thuế của Công ty CP Khang Thịnh, bị thiệt hại về thuế do hành vi phạm tội của các bị cáo nhưng chưa đưa đơn vị này tham gia tố tụng với tư cách là bị hại trong vụ án.

Đối với 59 cá nhân không làm việc cho Công ty CP Khang Thịnh nhưng bị lấy tên tuổi, nhân thân để kê khai có hưởng lương, là những người không chứng kiến sự việc cũng như các tình tiết của vụ án nên không xác định là người làm chứng, mà phải xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Về nội dung: Trách nhiệm hình sự của các bị cáo trong vụ án này, Hà Thị Yến là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Khang Thịnh, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của công ty. Do đó, bị cáo Yến giữ vài trò chính, cao nhất. Bị cáo Phạm Thị Thoa là nhân viên kế toán, được hưởng lương trên cơ sở HĐLĐ, thực hiện theo sự chỉ đạo của Yến, không được hưởng lợi số tiền trốn thuế, giữ vai trò thứ yếu. Hành vi của các bị cáo bị xét xử theo khoản 1 Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng… Tòa cấp sơ thẩm quyết định phạt đối với bị cáo Thoa 270.000.000 đồng là nghiêm khắc, chưa thể hiện tính công bằng, sự phân hóa vai trò, tính chất, mức độ hành vi phạm tội giữa các bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự, bị cáo Yến là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Khang Thịnh nhưng Tòa lại tuyên buộc Yến phải nộp lại toàn bộ số tiền 267.113.103 đồng mà Công ty CP Khang Thịnh trốn thế là không có căn cứ, bởi chưa làm rõ người hưởng lợi số tiền do phạm tội mà có để làm cơ sở xác định tránh nhiệm dân dự phù hợp.

Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội quyết định kháng nghị Bản án sơ thẩm số 10/2022/HSST của Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa bản án sơ thẩm…

Luật sư Nguyễn Gia Tiệp, Đoàn luật sư thành phố Hải Phòng, chia sẻ: “Trong vụ án này cần phải đánh giá lại quá trình tuyển và sử dụng lao động tham gia các công trình của người sử dụng lao động.

Mặc dù bị cáo Yến và Công ty CP Khang Thịnh cho rằng không có chức năng giám định CMND thật hay giả và con người có đúng với CMND hay không nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp không lý giải được nguyên nhân.

Điển hình là trường hợp Hoàng Văn Lin đã chết 2014 nhưng lại có người thật đi làm, chấm công và có khối lượng thật tại công trình được hoàn thành… Rõ ràng quan điểm sử dụng lao động nêu trên là chưa phù hợp. Cáo buộc quy trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp này là không oan.

Ngoài ra, sự buông lỏng quản lý của Cơ quan thuế (Cục thuế tỉnh Bắc Kạn) trong việc đăng ký và kê khai thuế cũng là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc nêu trên.

Bên cạnh đó, đối với vụ việc này, việc áp dụng các chế tài hành chính - lao động cũng đã đủ sức răn đe và phòng ngừa chung…”.

Đọc thêm

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng Phan Đình Tín lãnh án chung thân Pháp luật

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đối tượng Phan Đình Tín lãnh án chung thân

TTTĐ - Được sự giúp sức của các đồng bọn, tổng số tiền mà Phan Đình Tín tại tỉnh Quảng Nam đã chiếm đoạt từ các nạn nhân lên đến 94 tỷ đồng.
Quảng Nam: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đền bù tái định cư Pháp luật

Quảng Nam: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đền bù tái định cư

TTTĐ - Để chiếm đoạt tài sản đền bù, hỗ trợ tái định cư, Hải đã gian dối để vợ chồng ông Liên ký vào các giấy tờ thủ tục và được Nhà nước cấp hỗ trợ tái định cư.
Quỳ Châu (Nghệ An): Lừa bán em ra nước ngoài Ký sự pháp đình

Quỳ Châu (Nghệ An): Lừa bán em ra nước ngoài

TTTĐ - Ngày 27/3, Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm và tuyên bị cáo Phạm Thị Tuyết Chinh (sinh năm 1988, trú thị trấn Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) 9 năm 6 tháng tù và Vy Văn Nhập (sinh năm 1983, trú xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) 9 năm tù về tội "Mua bán người".
Chủ chung cư bị phạt 12 năm tù, bồi thường gần 24 tỷ đồng Ký sự pháp đình

Chủ chung cư bị phạt 12 năm tù, bồi thường gần 24 tỷ đồng

TTTĐ - Sau thời gian nghị án, Hội đồng xét xử sơ thẩm Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa ra các phán quyết, tuyên phạt bị cáo Nghiêm Quang Minh mức án 12 năm tù và phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thiệt hại về tài sản cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini với số tiền gần 24 tỷ đồng.
Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh Ký sự pháp đình

Y án sơ thẩm đối với bị cáo hành hung nam sinh

TTTĐ - Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án Nhân dân Hà Nội nhận định, cấp sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Tại phiên xử hôm nay (12/3) bị cáo không đưa ra được căn cứ xác đáng để xem xét nên bác kháng cáo của Trương Văn Minh.
Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ Ký sự pháp đình

Xét xử 8 bị cáo trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

TTTĐ - Theo cơ quan công tố, chung cư mini ở phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có nhiều vi phạm về trật tự xây dựng, quy định về phòng cháy, chữa cháy. Lực lượng chức năng chỉ ra, cảnh báo nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy nổ, có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng song chủ chung cư là Nghiêm Quang Minh vẫn phớt lờ.
Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Bản án nghiêm khắc cho 6 bị cáo "thổi giá" đất ở Sóc Sơn

TTTĐ - Hội đồng xét xử xác định, bị cáo Phạm Ngọc Tuấn là người khởi xướng, rủ rê, bàn bạc và chỉ đạo 5 đồng phạm thực hiện hành vi “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn lên trên 30 tỷ đồng sau đó bỏ đấu giá. Tuấn cũng là bị cáo góp nhiều tiền nhất để tham gia đấu giá nên tuyên mức án cao hơn 5 đồng phạm nhằm răn đe, phòng ngừa chung.
Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án Ký sự pháp đình

Quế Phong (Nghệ An): Mua bán ma tuý, 5 bị cáo lĩnh án

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa xét xử sơ thẩm đường dây mua bán trái phép chất ma túy, tuyên phạt 5 bị cáo mức án từ 16 đến 20 năm tù.
Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn Ký sự pháp đình

Xét xử lưu động 6 bị cáo “thổi giá” đất ở huyện Sóc Sơn

TTTĐ - Mới đây Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ “thổi giá” đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2”, sau đó bỏ đấu giá, xảy ra tại huyện Sóc Sơn vào cuối tháng 11/2024.
Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng Ký sự pháp đình

Thanh Chương (Nghệ An): "Nữ quái" dùng sổ đỏ giả để lừa đảo hơn 3,6 tỉ đồng

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Phan Thị Thu Hoài (sinh năm 1976, trú tại thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, Nghệ An) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.
Xem thêm