Tag
Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Bài 3: Tỏa sáng một thành phố kết nối, sẻ chia

Người Hà Nội 06/08/2021 10:28
aa
TTTĐ - Mặc dù cũng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, thế nhưng không vì khó khăn riêng của mình mà Hà Nội bỏ qua tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ san sẻ, chia lửa với các địa phương khác cùng chịu tác động của dịch bệnh.
Bài 2: Sống trong giãn cách, thấy rõ tấm lòng người Hà Nội Có một Hà Nội kiên cường, đoàn kết, nghĩa tình như thế...

Trong suốt thời gian qua, có biết bao nhiêu sự hỗ trợ giúp đỡ cả sức người, sức của của người dân thành phố Hà Nội với những địa phương bùng phát ổ dịch, điển hình như Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Bên cạnh đó, Hà Nội còn kết nối cùng những địa phương khác để hỗ trợ được nhiều hơn, tốt hơn, tạo nên sự lan tỏa cho truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Tất cả đều toát lên nét đẹp của một thành phố kết nối và đầy nghĩa tình.

Thủ đô “chia lửa” cùng Bắc Giang

Những ngày tháng 5 "đỏ lửa", có lẽ trái tim cả nước đều hướng về Bắc Giang - địa phương mà dịch Covid-19 tấn công vào các khu công nghiệp (KCN) với sức tàn phá nặng nề của chủng mới và trở thành tâm dịch của cả nước.

Ngay lập tức, với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã chủ trương hỗ trợ với mức cao nhất theo tinh thần: “Thực chất, hiệu quả nhất”. Ngay trong chiều 16/5, Hà Nội đã hỗ trợ Bắc Giang xét nghiệm trên 10.000 mẫu; Hỗ trợ điều tra truy vết khoanh vùng dập dịch toàn bộ khu công nghiệp Vân Trung gần 100.000 công nhân (nơi có 152 ca dương tính); Khử khuẩn toàn bộ khu công nghiệp; Hướng dẫn phòng chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại khu công nghiệp này.

Trải qua 28 ngày đêm xông pha, sống giữa tâm dịch Bắc Giang, các y, bác sĩ của Đoàn hỗ trợ Hà Nội đã tạm quên đi cuộc sống cá nhân, rời xa gia đình để sẵn sàng “chia lửa” cho “trận tuyến”, góp phần giành lại sức khỏe, bình yên cho Nhân dân.

Bài 3: Tỏa sáng một thành phố kết nối, sẻ chia
Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, các cán bộ, y, bác sĩ trong “đội đặc nhiệm” của ngành Y tế Thủ đô đã quên ăn quên ngủ, nỗ lực hết mình hỗ trợ Bắc Giang. Trong đoàn, có 50% cán bộ y tế là nữ. Một số y, bác sĩ đang nuôi con nhỏ tuy có chút lo âu nhưng trong lúc cấp bách, họ đã nén lại cảm xúc, nỗi lo, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đặc biệt. Trong đoàn, có lẽ, nhóm đi lấy mẫu và nhóm truy vết là vất vả nhất. Bữa ăn của họ luôn là 3 giờ chiều và 9 giờ tối nhưng họ đã quá quen với việc vất vả chống dịch khi còn ở Hà Nội. Tất cả họ đều nỗ lực hết mình cùng chung một mục tiêu quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19.

Chị Chu Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì cho biết, đây là một cuộc chiến chưa từng có trong lịch sử. Các bác sĩ là nam giới khi đi về vùng dịch thường trong tâm thế không vướng bận gia đình vì còn hậu phương ở quê nhà. Với những nữ cán bộ như chị, vừa phải ra tiền tuyến vừa là hậu phương thì vất vả, khó khăn nhân đôi, nhân ba. Trong đợt hỗ trợ Bắc Giang vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Ba Vì có 5 người, tất cả đều là nữ, trong đó có người con vẫn còn rất nhỏ.

“Mặc dù đã có nhiều ngày tháng chiến đấu với dịch Covid-19 và xác định rõ nhiệm vụ của mình nhưng khi nhận được lệnh lên đường hỗ trợ Bắc Giang vào 4h chiều 16/5, tôi vẫn có chút lo lắng. Mọi thứ quá gấp gáp, việc nhà chưa sắp xếp được chu toàn và khi đến đó tôi phải làm những gì để giúp địa phương đẩy lùi dịch bệnh một cách nhanh nhất, an toàn nhất cho người dân, cho bản thân... những giây phút ấy chỉ thoáng qua. Ngay lập tức, tôi về nhà lấy đồ bảo hộ và một vài vật dụng cá nhân cần thiết… rồi tức tốc lên đường, chia lửa cùng Bắc Giang”, chị Hà chia sẻ.

Là một trong những thành viên của "đội đặc nhiệm", Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Hà Nội Lê Hưng chia sẻ, ngay sau khi có mặt tại tâm dịch, đoàn công tác thấy nơi đây còn bộn bề những công việc cần phải làm. Khi đoàn của Hà Nội đến, nhiều trạm trưởng trạm y tế xã còn khóc vì họ không biết phải làm gì với “núi việc”. Tuy nhiên, ngay sau đó, các y, bác sĩ của trung tâm y tế (TTYT) huyện Ba Vì, Ứng Hòa đã giải tỏa lo lắng cho họ bằng cách hỗ trợ, hướng dẫn họ sắp xếp lại công việc, đào tạo, tập huấn, hỗ trợ nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm.

Là người con sinh ra và lớn lên tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, bác sĩ Đặng Đình Huân, Phó trưởng Khoa phòng bệnh không lây nhiễm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, ngay sau khi nghe tin quê nhà có dịch bệnh bùng phát, anh đã xung phong lên đường để trở về quê hương chống dịch.

Với kinh nghiệm hơn 10 năm chống dịch, bác sĩ Đặng Đình Huân đã trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn điều tra, truy vết cho cán bộ dịch tễ tại 21 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang. Để có thể nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, đoàn hỗ trợ của Hà Nội đã tổ chức linh loạt, có những lần “tác chiến” độc lập và cũng có những lần phối hợp cùng để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ y tế huyện Lạng Giang.

Kết nối tiêu thụ nông sản cho các địa phương

Hà Nội trong bất kỳ thời điểm dịch bệnh nào vẫn luôn thể hiện tư duy và cách làm riêng khi cùng lúc vừa tăng cường chống dịch nhưng vẫn không quên chia sẻ khó khăn với những địa phương khác.

Trong thời gian tỉnh Hải Dương bùng phát dịch, các cấp chính quyền Thủ đô đã chỉ đạo ngành Công thương kết nối cung cầu, hỗ trợ tối đa để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là nông sản của tỉnh Hải Dương trên địa bàn TP Hà Nội; Sẵn sàng cả về thiết bị, bác sĩ, nhân viên y tế hỗ trợ tăng cường năng lực xét nghiệm Covid-19 cho tỉnh này.

Tinh thần ấy cũng đã nhanh chóng lan toả đến đông đảo người dân Thủ đô chung tay chia sẻ, giúp đỡ Nhân dân Hải Dương, nhất là giúp đỡ những người nông dân “một nắng hai sương” đang khẩn thiết cầu cứu trên những cánh đồng. Những ngày tháng đó, không thể kể hết có bao nhiêu chuyến xe, bao nhiêu điểm bán, thu mua nông sản giúp nông dân Hải Dương ở Thủ đô được lập ra. Rau quả về đến đâu, người dân Thủ đô mua ủng hộ nhanh chóng đến đó. Những hoạt động hỗ trợ của TP Hà Nội đối với tỉnh Hải Dương chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều sự hỗ trợ, sẻ chia của Hà Nội với các tỉnh, thành bạn trong cả nước thời gian gần đây.

Bài 3: Tỏa sáng một thành phố kết nối, sẻ chia
Một điểm giải cứu nông sản cho nông dân Hải Dương tại Hà Nội

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với Sở Công thương Hà Nội hỗ trợ giới thiệu kết nối, tiêu thụ nông thủy sản của các địa phương có khó khăn trong khâu tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vào các kênh phân phối hiện đại như: Central Group, MM Mega Market, Vinmart, BRG. Cụ thể, thành phố hỗ trợ kết nối, tiêu thụ hơn 130 tấn gà đồi cho thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương); 56.000 tấn xoài và 98.000 tấn nhãn của tỉnh Sơn La; hơn 12.000 tấn rau củ, trái cây, thủy sản của các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Giang; Hỗ trợ giới thiệu, tiêu thụ hành tím của huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đến các doanh nghiệp phân phối, chế biến của Hà Nội...

Là trái tim của cả nước, Hà Nội luôn cùng nhịp đập với các tỉnh, thành phố. Điều này đã là lẽ tự nhiên từ nhiều năm qua và cả những tháng của năm 2021, tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, bất kể địa phương nào cũng có thể trở thành ổ dịch. Chính vì thế, giống như những người bạn, luôn sẵn sàng sẻ chia, lãnh đạo và Nhân dân Thủ đô đang ứng xử đúng với nét đẹp của người dân Hà thành.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Giúp bạn là tự giúp mình”. Hà Nội đang thể hiện tốt vai trò là Thủ đô, đầu tàu kết nối phát triển của miền Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu chiến lược xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; Là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế. Để hướng tới mục tiêu lớn lao đó, Hà Nội đã và đang thực sự là thành phố kết nối các vùng miền trong cả nước, không chỉ là thành phố Anh hùng, thành phố nghìn năm văn hiến mà còn là thành phố của nghĩa tình, giàu nhân văn và nhân lên sự kết nối bằng yêu thương, bằng sức mạnh văn hoá cao đẹp.

Người dân Bắc Giang chia sẻ cùng Hà Nội giữa tâm dịch Đoàn 20 chuyên gia, y bác sĩ Hà Nội xuất quân lên đường hỗ trợ tỉnh Bắc Giang phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Xem thêm