Tag
Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa:

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Giáo dục 05/11/2018 11:22
aa
TTTĐ - Ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát, đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường học; tăng cường cơ sở vật chất, ưu tiêu bố trí ngân sách địa phương; huy động xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp để giải quyết dứt điểm việc thiếu nhà vệ sinh, công trình nước sạch cho các trường, phấn đấu hoàn thành trước năm học 2018 - 2019.

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Nhà vệ sinh sạch sẽ khiến các bậc phụ huynh yên tâm hơn khi con cái tới trường mỗi ngày.

Tuy nhiên, thực tế năm học đã được 2 tháng nhưng nỗi niềm về nhà vệ sinh vẫn là thực trạng lâu năm khó giải quyết dứt điểm.

Bài liên quan

Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa - Bài 1: Nỗi khiếp sợ không của riêng ai

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Ngày vui… chưa trọn vẹn

Chị Đỗ Thanh Huyền có con đang học lớp 6 một trường THCS ở quận Thanh Xuân cho biết: “Hầu như ngày nào đến đón con, tôi đều phải chạy xe thật nhanh về nhà để con đi vệ sinh. Xe vừa dừng lại, con chẳng kịp chào hỏi ai mà vứt thẳng chiếc cặp lên ghế rồi lao vào nhà vệ sinh. Vừa đi vệ sinh con vừa nói vọng ra: “Con nhịn cả chiều nay”. Nếu cứ nhịn tiểu kiểu này, tôi thấy rất lo lắng, rồi học chưa xong đã mang bao nhiêu thứ bệnh vào người”.

Có thể thấy, nhiều trường tại Hà Nội được xây dựng khang trang, tòa ngang dãy dọc cực kì hiện đại, sạch đẹp. Tuy nhiên, chỉ có nhà vệ sinh là bẩn, luôn là nỗi ám ảnh muôn thủa với học sinh. Điều này khiến học sinh cảm thấy đến trường như một cực hình.

Chị Lê Thị Kim Oanh ở quận Ba Đình năm nay cũng có cậu con trai vào lớp 6. Chị cho biết, hôm đi nhận lớp, nhìn thấy trường học khang trang, hiện đại, sạch sẽ con chị vô cùng thích thú. Con càng thích trường hơn khi nghe thầy cô giới thiệu về thành tích của học sinh nhà trường, có nhiều anh chị là học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp thành phố, cấp quận… Tuy nhiên, chỉ sau vài buổi học, sự hào hứng của con đã bớt dần. Tất cả chỉ vì nhà vệ sinh của trường quá bẩn, vừa đến gần khu vệ sinh đã thấy mùi khó chịu khiến con không muốn bước vào trong. Con bảo nhà vệ sinh bẩn không khác gì nhà vệ sinh ở trường tiểu học. Con đành cố gắng hạn chế việc đi vệ sinh ở trường.

“Tôi thấy rằng, hiện nay các địa phương đều dành sự quan tâm rất lớn tới cải tạo cơ sở vật chất trường lớp, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, công trình nhà vệ sinh lại chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường, khu vực vệ sinh được đầu tư xây dựng mới, hiện đại, đầy đủ thiết bị nhưng trong quá trình sử dụng do không duy trì tốt việc dọn dẹp nên lại thành nơi mất vệ sinh. Các trường luôn treo cao khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” nhưng tôi thấy nhà vệ sinh như thế này thì mỗi ngày đến trường là một nỗi ác mộng với học sinh. Tôi mong rằng các trường quan tâm giải quyết chu đáo để học sinh có được niềm vui trọn vẹn mỗi ngày đến trường”, chị Oanh chia sẻ.

Một trường hợp khác, Nguyễn Thu An, học sinh lớp 7 tại quận Cầu Giấy lại cho biết, nhà vệ sinh ở trường không bẩn nhưng em vẫn thường xuyên nhịn đi vệ sinh vì chẳng đủ kiên nhẫn đứng chờ và có lúc còn sợ không dám vào. Dãy nhà An đang học có ba tầng. Tầng nào cũng có nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ. Nhà vệ sinh nữ có ba toilet và một buồng tắm rộng. Buồng tắm để phục vụ học sinh thay quần áo, rửa chân tay sau giờ thể dục hay giờ ra chơi, còn ba toilet được dùng để học sinh… “giải quyết nỗi niềm”. Một tầng có 5 - 6 lớp, mỗi lớp có tới 60 học sinh nên nhà vệ sinh lúc nào cũng đông nghịt. “Nhiều lúc nhà vệ sinh vắng người thì em không có nhu cầu, lúc đông không đi được thì đành nhịn. Để đỡ phải vào toilet, em ít uống nước và ăn ít canh”, Thu An chia sẻ.

Nguy cơ mắc bệnh vì nhịn tiểu

Vấn đề vệ sinh trường học không mới nhưng tình hình dịch bệnh lây lan từ nhà vệ sinh bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi đi học vẫn luôn là vấn đề đáng lo ngại. Theo điều tra của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, 40% ca nhiễm tiêu chảy ở học sinh bắt nguồn từ trường học. Nhiều học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang.

PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sau khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột (bị tiêu chảy, tả, thương hàn) thường bị giảm khả năng nhận thức. Trẻ có thể mất 10 điểm IQ so với những trẻ không mắc bệnh. Mặc dù cùng được tiếp nhận dinh dưỡng bổ sung như nhau nhưng các trẻ bị tiêu chảy càng nhiều ngày thì sau 24 tháng, sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng bị suy giảm. Ngoài ra, trẻ nhịn đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý đến trường. Trẻ vì sợ đi học thì mắc vệ sinh nên không dám uống nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất.

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhiễm khuẩn, học sinh vì nhịn tiểu nên không uống đủ lượng nước trong ngày học, làm tăng nguy cơ bị mất nước và nhiễm trùng bàng quang. Ngoài ra, bệ ngồi của nhà vệ sinh bẩn nên các học sinh nữ phải cúi mình thay vì ngồi khi đi tiểu tiện khiến nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu.

Bên cạnh những tác hại về sức khỏe, điều này còn tác động đến tâm lý của học sinh. Nhà vệ sinh không sạch sẽ, thiếu riêng tư, không đóng được kín cửa tạo tâm lý e ngại. Học sinh khi phải trải qua khó chịu về thể chất cũng sẽ bị phân tâm trong bài học và khả năng tập trung, hứng thú đến trường cũng có thể bị giảm sút. Tác động tâm lý lâu dài làm cho các em sợ đi vệ sinh, coi như cực hình, ám ảnh khi ở trường.

Cũng theo các bác sĩ chuyên khoa, vi khuẩn có ở mọi nơi, đặc biệt là ở nhà vệ sinh bẩn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm mà đối tượng bị ảnh hưởng chính là trẻ ở cấp tiểu học và trung học vốn có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ học sinh khỏi dịch bệnh khi ở trường, phụ huynh và giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách rửa tay để kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn. Học sinh phải được hướng dẫn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, trước khi ăn. Đồng thời, phụ huynh cũng nên hướng dẫn một số nguyên tắc vệ sinh hô hấp như cho con mang khẩu trang giấy dùng một lần khi có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp. Dạy con cách tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ khi đi vệ sinh và khuyến khích con tích cực tham gia dọn dẹp, giữ vệ sinh trường lớp là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng như hiện nay.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Xem thêm