Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc

Văn hóa 24/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đều đã xây dựng, triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong môi trường giáo dục; Hầu hết giáo viên, phụ huynh, học sinh đều thay đổi tích cực… Đến trường học bây giờ, không phải chỉ để học chữ mà còn để hạnh phúc.
Chuyện cô giáo mầm non 27 năm xây trường học hạnh phúc

100% trường học áp dụng

Thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/8/2020 của UBND thành phố về thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025”; Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025”.

Từ khi áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong trường học tại Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về văn hóa ứng xử ở thầy cô và học sinh cũng như các bậc phụ huynh
Từ khi áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong trường học tại Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về văn hóa ứng xử ở thầy cô và học sinh cũng như các bậc phụ huynh

Theo đó, mục tiêu chung là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo…

Đến nay, 100% trường học xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học đảm bảo phù hợp với điều kiện và đặc trưng của nhà trường.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu các trường trên địa bàn tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học.

Các nhà trường xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh...). Bên cạnh đó, trong môi trường sư phạm thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác; Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; Cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục…

Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc
Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc

Trong Bộ quy tắc ứng xử này cũng có yêu cầu ứng cung cách ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục với người học, giữa giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh…

Dù bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được áp dụng chưa lâu nhưng theo đánh giá của nhiều người, đây là một việc vô cùng thiết thực, khi mà thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường, hành vi ứng xử không đẹp của giáo viên, phụ huynh diễn ra khiến dư luận bức xúc và phiền lòng.

Trường học hạnh phúc

Đến trường Tiểu học Phúc Đồng (Long Biên) một điều dễ nhận ra là các em học sinh đều rất lễ phép. Dù không biết khách đến trường là ai nhưng trong giờ ra chơi tại sân trường, nhìn thấy người lạ là học sinh đều chào hỏi. Không chỉ học sinh, ngay cả bảo vệ, nhân viên, hay giáo viên trong trường đều tỏ ra rất thân thiện.

Cô Đinh Thị Thoa, hiệu trưởng trường Tiểu học Phúc Đồng (Long Biên) cho biết: “Khi chưa có bộ quy tắc ứng xử trong trường học thì cách giao tiếp hay ăn mặc của phụ huynh khi đến trường cũng khác hơn so với khi Nhà trường đưa bộ quy tắc ứng xử vào để tuyên truyền, thực hiện.

Các giáo viên thay đổi cách giao tiếp với phụ huynh và học sinh rất hiệu quả. Không khí trong lớp học trở nên thân thiện hơn, giáo viên và phụ huynh đã cởi mở hơn… Đây là tiền đề để thay đổi việc học và hỗ trợ tốt cho việc thực hiện kế hoạch trường học hạnh phúc. Thay đổi được việc ứng xử và nhận thức cho phụ huynh”.

Các em học sinh thân thiện, hòa đồng, ứng xử có văn hóa hơn
Các em học sinh thân thiện, hòa đồng, ứng xử có văn hóa hơn

Nếu như trước đây, tại trường THCS Phan Đình Giót (Thanh Xuân), nhiều phụ huynh còn mặc cả đồ ngủ rất nhàu nhĩ để đưa đón con đi học thì sau khi được phổ biến, thực hiện tắc ứng xử văn hóa trong trường học, cha mẹ học sinh đã nghiêm trang hơn, chú ý đến trang phục của mình khi đến không gian sư phạm.

Giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh, giáo viên với học sinh được cải thiện hơn nhiều. Hiện nay, trong những giờ ra chơi, các em học sinh đã chuyện trò thân thiện và giúp đỡ nhau chan hòa. Điều đáng nói là không khí căng thẳng giữa thầy và trò không còn nữa mà thay vào đó là sự gần gũi, chan hòa. Học sinh không còn cảm thấy sợ giáo viên, ngược lại, giờ ra chơi, các em thường chủ động lên tận bàn cô giáo để trao đổi bài vở.

Em Nguyễn Trường An, học sinh lớp 8A5 trường THCS Phan Đình Giót, cho biết: “Lúc đầu, khi thầy cô tuyên truyền về Bộ quy tắc ứng xử trong trường học, em thấy vài bạn bỗng dưng thân thiện với mình, không nói bậy và đặc biệt là không trêu chọc nhau thái quá như mọi khi, sau đó thấy nhiều bạn khác cũng thế.

Các bạn đối xử tôn trọng và hay giúp đỡ nhau hơn, thế là em cũng đối lại với bạn như vậy… Cứ thế chúng em thành thân thiết từ lúc nào không hay. Em cảm thấy thực sự vui. Mỗi lần đến lớp không còn e ngại, sợ sệt điều gì mà những buổi học với em là những giờ phút rất bổ ích, sảng khoái và hạnh phúc nữa”.

Nội dung của Quy tắc ứng xử trong trường học:

Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.

Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục… hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục...

Bộ Quy tắc ứng xử cũng quy định cách ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Ứng xử với người họcvới giáo viên và với cha mẹ người học, khách…

(Còn nữa)

Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người... Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người...
“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long “Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long
Hà Nội: Nhiều trường học hướng về miền Trung ruột thịt Hà Nội: Nhiều trường học hướng về miền Trung ruột thịt

Đọc thêm

Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5 Thời trang - Làm đẹp

Màn catwalk ấn tượng của Á quân Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5

TTTĐ - Vượt qua nhiều thí sinh tài năng, cô bé 6 tuổi Ngô Tuệ Cát từ Đà Nẵng đã chinh phục Ban Giám khảo và khán giả, giành ngôi vị Á quân cuộc thi Tỏa sáng thiên thần nhí mùa 5.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc Instant Article (Facebook)

Trang phục dân tộc của Lydie Vũ làm từ thổ cẩm Tây Bắc

TTTĐ - Lydie Vũ sẽ diện bộ trang phục “Cát Cát” do nhà thiết kế (NTK) Tăng Thành Công thực hiện cho phần thi National Costume tại Miss Supranational 2024.
Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài Văn học

Thế giới học đường trước năm 1945 trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài

TTTĐ - Kỉ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài (6/7/2014 - 6/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản tập truyện ngắn "Mực tàu giấy bản" gồm 10 truyện ngắn được viết trước năm 1945 của ông.
Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025 Văn hóa

Triển khai cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt năm 2025

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 05/KH/BTC triển khai cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt và công tác phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước năm 2025.
Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công Văn học

Lang Công Đạt và sứ mệnh phụng sự để thành công

TTTĐ - Anh Lang Công Đạt, người đồng sáng lập và điều hành Công ty cổ phần Sáng kiến Giáo dục toàn cầu (GEIN Academy) đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách đầu tay của mình mang tên “Phụng sự dẫn lối thành công”. Cuốn sách là câu chuyện về hành trình vượt khó đầy ấn tượng của chính tác giả và những bí quyết thành công mà tác giả đã đúc kết được sau hơn 10 năm lập nghiệp.
Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng Văn hóa

Nàng Diệp “Người một nhà” quyến rũ khi diện đầm dạ hội sang trọng

TTTĐ - Đầm dạ hội không chỉ là thời trang, mà còn là về phong cách và sự tự tin. Mùa hè năm nay, bộ sưu tập (BST) Eternal Elegance mong muốn mang đến cho mỗi người phụ nữ khi khoác lên mình chiếc đầm dạ hội đều cảm nhận được sự tỏa sáng và vẻ đẹp độc đáo của chính mình.
NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt" Văn hóa

NTK Thoa Trần đưa tinh thần lịch sử vào "Bản sắc di sản Việt"

TTTĐ - Mới đây, cuộc thi Mrs Earth Vietnam 2024 diễn ra thành công tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Trong phần thi áo dài các thí sinh đã xuất hiện với bộ sưu tập (BST) mới nhất của nhà thiết kế (NTK) Thoa Trần mang tên "Bản sắc di sản Việt".
Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024 Văn hóa

Giám khảo Kim Duyên đầy quyền lực trên "ghế nóng" Miss Supranational 2024

TTTĐ - Đêm thi bán kết của Miss Supranational 2024 và Mister Supranational 2024 lần lượt diễn ra tại Ba Lan. Đại diện của Việt Nam tại 2 cuộc thi là Lydie Vũ - Đỗ Quang Tuyển đã có phần thể hiện ấn tượng. Trên hàng ghế Giám khảo, Á hậu Siêu quốc gia 2022 Kim Duyên thu hút mọi ánh nhìn với nhan sắc rạng rỡ, phong thái tự tin và đầy quyền lực.
Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024 Văn hóa

Trang phục dạ hội của Lydie Vũ tại Bán kết Miss Supranational 2024

TTTĐ - Trong đêm Bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown của nhà thiết kế (NTK) Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình “thoát kén”, vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành trình này.
Xem thêm