Bài 3: Cha mẹ đừng để con “tự lớn”
Bài 1: Những “con sóng” từ tình yêu tuổi teen… Bài 2: “Lời ru buồn” của những bà mẹ tuổi teen |
Quan niệm sai lầm
Cho con ngủ chung giường quá lâu. Bố mẹ vô tư nói chuyện, tâm sự, giải quyết nhu cầu sinh lý ngay khi con chung phòng ngủ vì nghĩ rằng chúng đã ngủ rồi là sai lầm của không ít phụ huynh.
Ngại ngùng chia sẻ câu chuyện của bản thân, chị Hoàng Thanh Trang (Hà Nội) tâm sự: “Chồng tôi hay công tác xa nhà nên nhà tôi hầu như không phân chia phòng ngủ của con riêng, bố mẹ riêng.
Hôm đó, chồng công tác về sớm nên hai vợ chồng có "tranh thủ" một chút khi con chưa đi học về. Tôi giật mình khi con về xô cửa vào phòng. Luống cuống, vợ chồng tôi chui vội vào chăn. Không ngờ, con bé đứng ở cửa bảo: Con biết bố mẹ làm gì rồi nhé! Bố mẹ làm chuyện người lớn phải không? Con biết thừa”.
![]() |
Cha mẹ đừng để con tự lớn. Ảnh minh họa |
Câu nói của con gái lớp 2 khiến chị Thanh Trang thật sự hoảng hốt. Tức là trong suy nghĩ, ý thức, con chị Trang đã bắt đầu lờ mờ hiểu.
Không chỉ chị Trang mà đa số các phụ huynh vẫn có thói quen cho con dưới 5 - 6 tuổi ngủ chung phòng với bố mẹ. Và hầu hết trong số đó, bố mẹ thường giải quyết nhu cầu sinh lý ngay khi con ngủ chung phòng.
Theo các chuyên gia đánh giá, sự phát triển tâm sinh lý bình thường của con người, trẻ em ở khoảng 2 tuổi đã bắt đầu có những nhận thức cơ bản về bản thân, các bộ phận trên cơ thể bao gồm cả cơ quan sinh sản. “3 tuổi riêng giường, 5 tuổi riêng phòng” là lời khuyên của các chuyên gia nuôi dạy con cái gửi đến các bậc phụ huynh có con nhỏ.
Nguyên nhân là bởi nhiều cha mẹ có thói quen nói chuyện, giãi bày về cuộc sống với nhau trước khi chìm vào giấc ngủ; Hoặc nhiều cặp vợ chồng giải quyết nhu cầu sinh lý tình dục ngay khi có con ở trong phòng, vì nghĩ chúng đã ngủ rồi... Những điều này đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nếu vô tình con chứng kiến được.
“Nhiều bé hiếu động chúng còn bắt chước lại hành động của cha mẹ vì tò mò, hoặc hồn nhiên không nhận thức được. Hành động này của con có thể gây nguy hiểm nếu những kẻ xấu chứng kiến. Hoặc cũng có thể con sẽ phát triển nhận thức, tâm hồn theo chiều hướng lệch lạc. Trẻ sẽ tò mò về thế giới người lớn hơn, khao khát khám phá, muốn thử...”, chuyên gia này cảnh báo.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu từ Đại học Liên bang Pelotas cho thấy, những đứa trẻ từ khi sinh ra đã ngủ chung với bố mẹ có khả năng mắc chứng rối loạn tâm thần cao hơn và nội tâm hóa các vấn đề của chúng nhiều hơn những trẻ khác.
Đừng ngại ngùng khi nói với con về chuyện "người lớn"
Không chỉ có quan niệm sai lầm khi cho con ngủ chung giường, với trẻ ở tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh cũng ngại ngần khi trò chuyện, tâm sự với con về tình yêu, tình dục. Bên cạnh đó, con cái và bố mẹ cũng khó có tiếng nói chung với vấn đề tâm sinh lý tuổi dạy thì.
Học sinh Nguyễn Mai Phương (ở quận Đống Đa, Hà Nội) tâm sự: “Trong danh sách bạn bè của em không được phép có bạn trai. Em cũng không được quá thân mật với bạn trai bởi như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc học tập”.
Tuy nhiên, bố mẹ Phương không quan tâm, lắng nghe và định hướng xem con cần gì, muốn chơi với bạn như thế nào mà chỉ mặc định một quan niệm ép vào con: Có bạn trai là hư hỏng, chơi bời, là học kém. Chính điều này đã khiến khoảng cách giữa Phương và bố mẹ mỗi lúc một xa hơn.
Từng trải qua tuổi dậy thì đầy kỷ niệm với những mối quan hệ bạn trai - bạn gái và vấp phải sự phản ứng dữ dội từ bố mẹ, đến bây giờ, khi trở thành một người mẹ, chị Vũ Hà (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình khi nuôi dạy con.
Chị Vũ Hà chia sẻ: “Việc yêu đương quá sớm tác động không tốt đến việc học tập, tương lai là chuyện sau này mình mới cảm nhận thấy và thấu hiểu cho sự lo lắng của bố mẹ. Còn khi ở tuổi của các con bây giờ, giống như một con ngựa non háu đá, càng bị ngăn cản càng muốn chứng tỏ, thể hiện. Vì vậy, với các con, thay vì cấm cản, mình đã làm bạn, đồng hành và lắng nghe con”.
Chị Hà thường tâm sự với con về những thay đổi ở cơ thể, ở suy nghĩ khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Chị cũng lắng nghe con kể về bạn bè trên lớp, các mối quan hệ xung quanh con. Từ sự lắng nghe, chia sẻ, chị nhận được sự tin tưởng của con.
Đừng ngại ngùng khi nói với con về chuyện "người lớn" cũng là suy nghĩ của chị Nguyễn Phương Lan có con đang là học sinh lớp 11 ở Hà Đông. Chị Lan cho rằng, nếu mẹ không là người bạn để chia sẻ, để cung cấp cho con kiến thức thì con sẽ tự mò mẫm tìm kiếm từ vô vàn thông tin độc hại trên mạng xã hội.
“Chính vì vậy, thay vì để con tự tìm đường đi, hãy là người bạn đồng hành để con chia sẻ mọi chuyện. Từ đó, chúng ta sẽ dễ nắm bắt tâm tư, tình cảm và định hướng con vào các mối quan hệ đúng đắn, có ích cho việc học tập”, chị Lan chia sẻ.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt
