Bài 3: Cần có những công dân thông minh
![]() |
Thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân đăng ký dịch vụ công tại quận Bắc Từ Liêm.
Bài liên quan
Hà Nội nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến- Bài 2: Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo
Hồ sơ nộp trực tuyến tại nhà còn thấp
Với mục đích góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, phục vụ tốt hơn yêu cầu của công dân, tổ chức, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã liên tục đưa ra các kế hoạch thực hiện DVCTT. Các chương trình, kế hoạch đã được thử nghiệm sau đó chính thức thực hiện tại các quận, phường nội thành, rồi mở rộng đến các huyện, xã trên toàn thành phố. Sau mỗi lượt triển khai, phạm vi, đối tượng, lĩnh vực thực hiện DVCTT ngày càng được mở rộng. Cùng với đó, tỷ lệ hồ sơ giao dịch qua mạng của một số DVCTT đạt kết quả rất cao.
Tuy nhiên, tại nhiều nơi, số hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tiếp nhận trực tuyến vẫn còn thấp hơn so với tiếp nhận trực tiếp. Trong đó, lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 còn hạn chế và chưa được quan tâm tuyên truyền mạnh mẽ tới người dân. Đặc biệt, ở các phường hoặc những quận, huyện ngoại thành, nơi người dân phần lớn làm nghề nông, không có cơ sở vật chất và kiến thức về công nghệ thông tin (CNTT).
Tại xã Thọ Lộc (huyện Phúc Thọ), ngoài trang bị máy móc công nghệ cần thiết cho cán bộ “một cửa”, cán bộ tư pháp, xã cũng bố trí một bộ máy tính để công dân sử dụng chung. Thế nhưng, hầu hết người dân đến làm TTHC tại đây đều không sử dụng được vì phần lớn họ làm nghề nông, không có kiến thức về CNTT. Cũng vì thế, dù đã áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền nhưng tỷ lệ người dân xã Thọ Lộc tự thực hiện DVCTT tại nhà vẫn rất thấp. Sau hơn hai năm triển khai DVCTT, hầu như các công dân vẫn trực tiếp đến và được cán bộ “một cửa” nhập giúp dữ liệu theo đúng quy trình trực tuyến.
Nhiều xã ở huyện Phúc Thọ cũng có chung tình trạng trên. Tỷ lệ người dân tự đăng ký hồ sơ trực tuyến tại nhà thấp. Thậm chí, có xã cán bộ bộ phận “một cửa” nhập thay cho công dân khoảng 90% hồ sơ trực tuyến.
Tương tự, tại thị trấn Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm), tỷ lệ người dân làm nghề nông cao, trình độ CNTT thấp. Người cao tuổi tới bộ phận “một cửa” làm TTHC gần như không biết về internet nên công việc hàng ngày của công chức bộ phận “một cửa” khá vất vả. “Với người biết nộp hồ sơ điện tử, chúng tôi không mất công hướng dẫn, chỉ phải kiểm tra trên mạng. Tuy nhiên, những trường hợp này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Số công dân “8x, 9x” biết làm cũng chỉ chiếm hơn nửa, với các bác cao tuổi chúng tôi phải hướng dẫn cặn kẽ hoặc làm hộ luôn”, một cán bộ bộ phận “một cửa” cho biết.
Hiện tại nhiều xã ở các huyện ngoại thành, dù đã có nhiều hình thức tuyên truyền, hướng dẫn nhưng không ít người dân còn ngại tiếp cận với công nghệ thông tin, muốn dựa vào công chức. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng những “công dân điện tử”, nhiều cán bộ “một cửa” đã kiên trì hướng dẫn cho người dân, dù mệt và mất nhiều thời gian hơn làm hộ.
Đẩy mạnh tuyên truyền
Theo kế hoạch của thành phố Hà Nội, trong năm 2019, 80% TTHC sẽ thực hiện DVCTT mức độ 3, 4 (tính trên tổng số các TTHC được đánh giá phù hợp). Đến năm 2020, các xã, phường phải thực hiện 100% DVCTT trong lĩnh vực tư pháp.
Những chỉ đạo quyết liệt của thành phố đang tạo nên “guồng quay” giữa các đơn vị và cuộc thi đua nước rút. Các quận, huyện, xã, phường, thị trấn còn gắn việc thực hiện DVCTT vào nghị quyết để thực hiện; đưa việc thực hiện DVCTT vào đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ cuối năm. Nhờ vậy, rất nhiều quận, huyện đạt tỷ lệ 100% hồ sơ nộp trực tuyến như: Long Biên, Ba Đình, Quốc Oai, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. Hầu hết các quận, huyện khác cũng đạt tỷ lệ từ 80% trở lên.
Cuối năm 2018, UBND thành phố đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND về việc nâng cao chất lượng giải quyết TTHC trong cơ quan, đơn vị. Trong đó UBND thành phố đã chỉ rõ, việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp của các cơ quan, đơn vị vẫn còn một số hạn chế. Đáng lưu ý, số lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 còn ít và chưa được quan tâm tuyên truyền tới người dân để biết, sử dụng.
Việc triển khai cách thức giải quyết TTHC qua bưu chính công ích mặc dù được đánh giá là giải pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng hồ sơ được tiếp nhận qua dịch vụ này chưa nhiều. Chỉ thị cũng chỉ ra, từ tháng 8/2018, Hà Nội đã triển khai dịch vụ công mức độ 4 cấp bản sao trích lục hộ tịch, song qua theo dõi, số lượt yêu cầu thực hiện dịch vụ này rất ít.
Từ thực tế đó, thành phố đã yêu cầu tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện và giải quyết TTHC qua DVCTT; đẩy mạnh tuyên truyền DVCTT mức độ 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch và các DVCTT mức 3 trong lĩnh vực tư pháp bằng nhiều hình thức đa dạng, nhằm giúp người dân biết, hiểu và thực hiện, góp phần vào công cuộc cải cách, đơn giản hóa TTHC của thành phố…
Thành phố cũng đã xác định, gốc của các vướng mắc hiện nay là thay đổi nhận thức và hành động của người dân để họ chủ động trở thành “Công dân điện tử” khi chính quyền đang nỗ lực chuyển mình trở thành “Chính quyền điện tử”. Chính vì vậy, trong những cuộc làm việc với lãnh đạo các Sở, ngành, quận, huyện, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải luôn nhấn mạnh yêu cầu: “Thành phố thông minh khi có những công dân thông minh”. Chỉ khi người dân có ý thức thay đổi để trở thành “Công dân điện tử”, thì những mục tiêu, kế hoạch mà Hà Nội đang đặt ra hiện nay mới có khả năng trở thành hiện thực.
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thành phố thông minh tại Thụy Điển, ông Pereric Hogber- Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho biết, nước này có dân số chỉ 10 triệu người, bằng 0,13% dân số thế giới. Yếu tố quyết định thành công là sự cởi mở, đổi mới và tư duy rộng rãi.
Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng: “Muốn có thành phố thông minh, nhất thiết phải có người dân thông minh. Vì người dân có thông minh thì mới có ứng dụng thông minh, chính sách thông minh. Mấu chốt là vấn đề con người và Chính phủ phải có trách nhiệm phát triển thông minh, đi kèm với kinh tế thông minh. Nếu ta có môi trường cho người dân thử nghiệm sáng kiến mới thì chúng ta thành công, làm cho đô thị ta đáng sống hơn.
Người dân là trung tâm trong quá trình xây dựng thành phố thông minh. Người dân mà cứ ngồi văn phòng cả ngày sẽ khó kích thích sự sáng tạo. Thành phố thông minh là thành phố biết tận cụng công nghệ mới, số hóa, đơn giản hóa quy trình.
Thụy Điển hiện có môi trường khởi nghiệp tuyệt vời cho doanh nghiệp khởi nghiệp trên thế giới, chỉ đứng sau thung lũng Sillicon, với hàng loạt các công ty “kỳ lân” (giá trị công ty trên 1 tỷ USD). Hiện nay, nước này có 22.000 công ty công nghệ.
Hà Nội đã là thành phố thông minh nhưng cần có quy hoạch tốt hơn nữa về giao thông, di chuyển thông minh, giảm phát thải nhà kính, sử dụng lưới điện thông minh, phương tiện giao thông sử dụng nhiên năng lượng tái tạo, quản lý rác thải… và phải hỏi người dân xem thực sự họ cần gì?
Thụy Điển đã cung cấp dịch vụ băng thông rộng, hỗ trợ các hộ gia đình mua máy tính để công dân tự học tập và thích nghi. Nhờ vậy, Thụy Điển đã có những công dân thành thạo về công nghệ, có nền giáo dục thông minh và không dùng đến tiền mặt”.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận
