Tag
Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Bài 2: Vốn quý trao truyền qua các thế hệ

Văn hóa 21/02/2019 08:00
aa
TTTĐ - Ở đâu và thời kỳ nào cũng vậy, lễ hội truyền thống bao gồm hai phần rất quan trọng. Phần lễ là để thực hành các nghi thức đặc trưng tái hiện thần tích, kể về công lao người được thờ phụng, suy tôn và nghi lễ tâm linh. Phần hội vừa liên quan đến sự tích của lễ hội vừa là những trò chơi dân gian để mọi người tham gia vui chơi, hòa nhập vào không khí chung.

Bài 2: Vốn quý trao truyền qua các thế hệ

Lễ tế trang nghiêm, đậm nét nghi thức cổ xưa của hội làng Thạch Xá.

Bài liên quan

Đưa lễ hội đến gần hơn với tâm hồn người Hà Nội

Vì thế, lễ hội là vốn quý cha ông trao truyền cho con cháu qua các thế hệ. Chúng ta phải giữ gìn như chính tài sản của mình.

Tri ân tiền nhân

Từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) định nghĩa: “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh; phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống… Trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa”.

Nhìn ở góc độ đó, lễ hội là sinh hoạt văn hóa gắn với đời sống tinh thần của cư dân sống trên dải đất Việt Nam hàng ngàn năm nay. Có thể nói hoạt động lễ hội như một bảo tàng sống về văn hoá đặc thù của dân tộc đã được lưu truyền, kế thừa qua nhiều thế kỷ

Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó của dân tộc. Một trong những điểm nhấn của lễ hội được nhiều người quan tâm hiện nay, đó là tái hiện lại lịch sử hình thành vùng đất, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những vị “thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại.

Hình tượng các vị thần linh đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp của con người. Đó là những anh hùng chống giặc ngoại xâm; những người khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc...

Theo đó, lễ hội gò Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Đêm mùng bốn, rạng mùng năm Tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30/2/1789) đồn trại giặc ở Khương Thượng bị phá huỷ khiến tên thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Gò Đống Đa đã trở thành một di tích lịch sử vẻ vang của nhân dân ta kể từ đó, đồng thời còn là một chứng tích về sự thất bại nhục nhã của kẻ thù xâm lược từ phương Bắc.

Đến với lễ hội này, người dân cảm nhận được hào khí của chiến thắng, dòng máu tự hào dân tộc rần rật chảy trong huyết quản. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ, nhắc nhở mỗi người dù sống trong hòa bình ngày hôm nay cũng không được quên rèn luyện, phấn đấu để bảo vệ vững chắc chủ quyền tổ quốc.

Lễ hội đền Sóc diễn ra vào ngày mồng sáu tháng Giêng hàng năm tại xã Phù Linh, Sóc Sơn nhằm tưởng nhớ và ngợi ca anh hùng Thánh Gióng có công đánh đuổi giặc Ân dưới thời Hùng Vương dựng nước.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, bồi đắp lòng tự hào, tự tôn của dòng giống Lạc Hồng.

Diễn ra ngày 11 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Sái (Thụy Lâm, Đông Anh) tổ chức rước vua giả (hay còn gọi là rước vua sống) để tưởng nhớ thần Huyền Thiên Trấn Vũ đã giúp An Dương Vương trừ yêu, xây thành Cổ Loa…

Mỗi một lễ hội đều gắn với sự tích cụ thể để khi hòa mình vào không khí tưng bừng nhộn nhịp ấy, người dân như cảm nhận được dòng chảy của lịch sử, của văn hóa đang dạt dào trong mình. Đây là dịp họ thêm một lần được tìm hiểu về những giá trị cha ông đã gìn giữ hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm trước.

Chính vì thế, lễ hội truyền thống không chỉ để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các nhu cầu đa dạng chính đáng khác của nhân dân mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, bồi đắp quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mỗi người.

Sống trọn vẹn với quê hương, đất nước

Lễ hội được đánh giá là hoạt động cộng đồng đa màu sắc, hấp dẫn lâu bền nhất trong tất cả các sinh hoạt chung của mọi người dân. Đó cũng là lý do cả ngàn năm qua, nhất là trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển như ngày nay, lễ hội truyền thống vẫn tồn tại và có chỗ đứng trong lòng người dân.

Ở thành phố lớn như Hà Nội, lễ hội còn có một ý nghĩa mang tính “thời đại” khác. Khi sự bùng nổ và “bành trướng” của internet, con người có xu hướng “sống ảo”, co mình lại, chìm đắm trong các thú vui như mạng xã hội, game… Khi “lún sâu” vào thế giới ảo, con người sẽ bị ảnh hưởng lớn đến cảm xúc và giao tiếp tương tác xã hội.

Lễ hội với những ý nghĩa của mình sẽ góp phần kéo những “con nghiện” thế giới ảo trở về với thế giới thực, hòa mình vào đời sống cộng đồng, với hình thức trao gửi tình cảm, hy vọng, yêu thương, gắn bó bằng cảm xúc thực. Bên cạnh đó, lễ hội cũng sẽ khiến mỗi người cảm nhận cuộc sống của mình trọn vẹn hơn với quê hương, với mảnh đất mình đang sống.

Ngày mùng sáu tháng Giêng vừa qua, khi làng Thạch Thôn (Thạch Xá, Thạch Thất, Hà Nội) mở hội đình, người dân trrong làng háo hức đóng góp, bàn bạc để chuẩn bị sao chu đáo, vui vẻ nhất. Hội đồng niên 1975, 1976 của làng còn góp cả một con trâu để làng lo việc hội.

Hội Đình Ngoài thôn Thạch tưởng nhớ Tản Viên Sơn Thánh, một trong “tứ bất tử” trong tâm thức dân gian Việt Nam. Ngay từ chiều trước ngày hội, các xóm được phân công nấu cỗ đã tưng bừng củi lửa. Xóm làm nhiệm vụ chuẩn bị trang hoàng thì rộn rã tiếng nhạc, chăng đèn kết hoa. Các chương trình hát múa kéo dài suốt đêm. Cả làng ai nấy đều vui náo nức, đúng là có hội.

Anh Thanh, một người dân của làng từ nhiều năm nay làm ăn sinh sống ở nơi xa, nghe tin làng mở hội, lại thu xếp mọi việc để về dự. Gặp lại bạn bè thuở chăn trâu cắt cỏ, gặp lại người thân họ mạc lâu ngày xa cách, mỗi người câu nói, câu cười, hỏi thăm, cái bắt tay chân tình, lời nhắc nhở về những kỷ niệm thuở trước khiến anh Thanh rưng rưng, xúc động. Về dự hội làng dù chỉ một ngày, anh thấy được sống nhiều hơn 24 giờ và được nhận về quá nhiều tình thương mến.

Lễ hội làng vì thế khiến người ta yêu thương hơn mảnh đất mình đang sống, còn người đi xa muốn trở về để tụ họp với người thân trong ngày hội. Lễ hội củng cố thêm sự gắn bó của cộng đồng bởi nếu không có lễ hội, một năm đều đặn 365 ngày như nhau, hẳn đời sống tinh thần của người dân trong vùng đó sẽ thiếu thốn đi rất nhiều điều ý nghĩa.

(Còn nữa)

Cẩm Tú

Đọc thêm

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo Văn hóa

Kiến tạo văn hóa, văn minh, hiện đại từ đổi mới và sáng tạo

TTTĐ - Với tinh thần sáng tạo, đổi mới không ngừng, ngành văn hóa Hà Nội đã và đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Từ những chương trình hành động cụ thể đến việc tiên phong phát triển công nghiệp văn hóa, những nỗ lực ấy đã mang lại trái ngọt, định hình một diện mạo văn hóa mới cho Hà Nội, đồng thời đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại Văn hóa

Sáng tạo, đổi mới xây dựng văn hóa Thủ đô văn minh, hiện đại

TTTĐ - Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 không chỉ là ngày hội lớn của toàn thể cán bộ, đảng viên Đảng bộ cơ quan Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội mà còn là dịp mỗi đảng viên thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu, sáng tạo của cán bộ văn hóa để tiếp tục xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô... Nghệ thuật

Để biểu diễn nghệ thuật đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô...

TTTĐ - Để đưa ngành nghệ thuật biểu diễn phát triển mạnh mẽ, đi đầu trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô, NSND Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đưa ra những giải pháp sâu sắc và thiết thực tại Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030.
Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Văn hóa

Khai mạc Đại hội Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội

TTTĐ - Sáng 3/7, Đại hội Đảng bộ cơ quan Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội nhiệm kì 2025 - 2030 đã khai mạc tại Bảo tàng Hà Nội. Với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Đại hội có sự tham dự của 138 đại biểu.
Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh ra mắt ấn phẩm Tầm nhìn Sáng tạo 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh đã chính thức ra mắt ấn phẩm mới nhất giới thiệu về các không gian văn hóa sáng tạo tại Việt Nam với tên gọi Tầm nhìn Sáng tạo 2025.
Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp Nghệ thuật

Tưng bừng chương trình nghệ thuật mừng chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Những tiết mục biểu diễn tại chương trình “Chào mừng thành công của việc sáp nhập địa giới hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” do phường Ô Chợ Dừa (Hà Nội) tổ chức đã thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ và niềm tin tha thiết của Nhân dân gửi gắm trong bước ngoặt lịch sử này.
Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật Nghệ thuật

Tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật

TTTĐ - Cuộc thi thiết kế Art Toy (đồ chơi nghệ thuật) “Kokomo & Momimi” do Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) phát động nhằm tìm kiếm những tài năng trẻ trong lĩnh vực thiết kế nhân vật đồng thời phát triển hệ sinh thái sở hữu trí tuệ (IP) mang dấu ấn văn hóa Việt.
Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới Văn hóa

Chương trình nghệ thuật: Phường Cửa Nam bước vào kỷ nguyên mới

Tối 1/7, tại Phố sách Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố thành lập phường Cửa Nam – đơn vị hành chính mới thuộc quận Hoàn Kiếm, theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính tại Thủ đô, hướng đến mô hình chính quyền đô thị hiện đại, phục vụ Nhân dân hiệu quả.
Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử Văn hóa

Người dân đến chùa nghe 3 hồi chuông trống bát nhã trong ngày lịch sử

TTTĐ - Sáng 1/7, đông đảo người dân đã đến các chùa trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (mới) để lắng nghe 3 hồi chuông trống bát nhã. Đây một nghi lễ tâm linh đặc biệt được tổ chức đồng loạt trên cả nước, cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng Nghệ thuật

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật, cầu truyền hình Rạng rỡ Hải Phòng

TTTĐ - Tối 30/6 Sở Văn hoá thể thao và du lịch Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật "Rạng rỡ Hải Phòng" chào mừng việc hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chương trình được truyền hình trực tiếp tại 2 điểm cầu Nhà hát lớn Hải Phòng và Trung tâm Văn hóa xứ Đông Hải Dương.
Xem thêm