Tag
Thắp lửa tri ân - nuôi dưỡng mạch nguồn văn hóa

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học

Người Hà Nội 20/07/2023 12:33
aa
TTTĐ - Giáo dục truyền thống lịch sử, tấm gương các anh hùng liệt sĩ đã được đưa vào nhiều trường học; Đặc biệt là những tấm gương liệt sĩ, thương binh người Hà Nội để thế hệ trẻ ngày nay thêm tự hào và biết ơn sự hy sinh của thế hệ cha anh.
Bài 1: Mạch ngầm truyền thống dạt dào dòng chảy

Giúp học sinh thấu hiểu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Để giúp các em học sinh hiểu thêm về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, thời gian qua, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm) luôn triển khai đa dạng các hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh, qua đó, góp phần nâng cao hiểu biết và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Du thăm gia đình chính sách

Không chỉ thông qua những bài học lịch sử, trường THCS Nguyễn Du còn thường xuyên đưa các em đến địa chỉ đỏ, những triển lãm, bảo tàng để được chứng kiến, lắng nghe thế hệ trước kể chuyện; Được gặp người thật, việc thật và hình ảnh để hình dung rõ nét, sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, cống hiến cho Tổ quốc.

Hằng năm, cứ mỗi dịp tháng 7, nhà trường lại tổ chức dâng hương, quét dọn đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ; Thăm, giúp đỡ các gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng… Những việc làm đó đã giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh, giúp các em hiểu rõ hơn về những chặng đường lịch sử của dân tộc, trân trọng và tự hào về lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Thầy trò trường THCS Nguyễn Du thắp hương tại đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ làng Trung Văn, quận Nam Từ Liêm

Đặc biệt, trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cũng như lồng ghép vào trong các tiết học truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Cô Nguyễn Thị Lý, Hiệu trường trường THCS Nguyễn Du cho biết: “Việc cho học sinh, đoàn viên tham gia các hoạt động này nhằm giúp các em ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam; Hiểu rõ hơn về những chiến sĩ anh hùng, các chiến công hiển hách của lực lượng vũ trang Nhân dân; Biết trân trọng những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước. Đồng thời, các hoạt động này giúp rèn luyện cho học sinh tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tăng vốn hiểu biết và kỹ năng trong cuộc sống.

Thông qua những việc làm thiết thực, ý nghĩa đã góp phần tạo ra môi trường lành mạnh để thế hệ trẻ rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, đạo đức trong sáng. Từ đó, nhân lên những tấm gương điển hình trong học tập, lao động… ở các em học sinh trường THCS Nguyễn Du".

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Một giờ học lịch sử, tái hiện truyền thống hào hùng của dân tộc

Nhà tù Hỏa Lò - điểm đến ý nghĩa cho học sinh, sinh viên

Không chỉ thông qua những bài học, các trường còn thường xuyên đưa học sinh đến địa chỉ đỏ, những triển lãm, bảo tàng để chứng kiến, lắng nghe thế hệ trước kể chuyện; Được gặp người thật, việc thật và hình ảnh nhằm hình dung rõ nét hơn, sâu sắc hơn về truyền thống yêu nước, cống hiến cho Tổ quốc.

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023), thư viện trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm) kết hợp với Ban Thiếu nhi tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò - nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Cô trò trường tiểu học Hồng Hà tại di tích Nhà tù Hỏa Lò

Là một minh chứng rõ nét cho cả một thời kì lịch sử khổ cực và gian lao, Nhà tù Hỏa Lò biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước. Bên cạnh việc giáo dục kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, nhà trường cũng quan tâm chú trọng giáo dục lòng yêu nước, biết ơn thế hệ cha anh đi trước đã cho mình sống trong hòa bình như hôm nay.

Đối với học sinh tiểu học, ngoài việc học các kiến thức tại nhà trường, việc được đi tham quan và tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm thực tế còn giúp các bạn nhỏ mở rộng thêm vốn hiểu biết của mình. Đây cũng là cơ hội để giúp các em phát triển toàn diện, thêm hiểu và yêu môn Lịch sử.

Đặc biệt, đến di tích Nhà tù Hỏa Lò, các học sinh được nghe kể những câu chuyện về lòng yêu nước, về tinh thần vượt khó, về ý chí vươn lên của những người cách mạng dù đang phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt của chế độ nhà tù thực dân.

Trước mỗi hiện vật trưng bày như: Bát ăn cơm làm từ vỏ quả dừa khô, đôi đũa được chế tác từ cành bàng, nụ hoa angtigon là chiếc ngòi bút xinh xắn… các em vô cùng ngạc nhiên và liên tục đăt ra những câu hỏi cho hướng dẫn viên. Để rồi khi nhận được sự giải thích và câu trả lời, các em lại ồ lên thích thú. Nghe kể chuyện, các bạn nhỏ đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong mỗi em học sinh, câu chuyện về lòng biết ơn đã đang được thắp sáng lên.

Bài 2: Nối dài những giá trị truyền thống từ trường học
Những hiện vật vô giá tại Nhà tù Hỏa Lò đã đem lại cho các em học sinh sự xúc động và khâm phục tinh thần đấu tranh, ý chí sắt đá của những tù nhân yêu nước

Tại đây, qua lời dẫn của hướng dẫn viên, các em được quay ngược dòng thời gian, trở về ký ức một thời hoa lửa bi hùng của dân tộc với những hình ảnh, biểu tượng đi cùng năm tháng. Đó là chiếc mũ cối đặt ngay ngắn trên trang sách trắng tinh, anh lính tân binh gửi lại ngày lên đường nhập ngũ; Là “Một thoáng Trường Sơn” nơi đại ngàn xanh thẳm, dưới tán cây rừng cánh võng mắc vội cho phút chợp mắt, ngả lưng nhanh; Là hình ảnh chiếc xe không kính nhọc nhằn băng lửa đạn; Người lính dừng nghỉ tại quán lá giữa rừng, nhấp một chén trà xanh, ăn một thanh kẹo lạc, ngân nga câu hát theo tiếng đàn ghi-ta… Mỗi phân cảnh đều được lồng ghép âm thanh sống động: Tiếng bước chân hành quân, tiếng còi báo hiệu thông đường cho xe qua, tiếng bom rơi, đạn nổ…

Đoàn được tham quan phòng trưng bày, mô hình Nhà tù Hỏa Lò, dấu tích, nơi trưng bày tội ác của thực dân Pháp đối với tù nhân cách mạng, từ những hiện vật thể hiện chế độ ăn uống khắc nghiệt như: Thùng tôn, chậu gỗ… hay những hiện vật thể hiện chế độ giam cầm hà khắc là phòng giam tối tăm chật hẹp, cùm sắt, máy chém, đến những hiện vật phản ánh tinh thần quả cảm của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam: Cửa cống ngầm, cờ do tù chính trị tự tạo trong tù… đều tạo cho các em những hiểu biết thêm về lịch sử của dân tộc.

Các em học sinh được tham quan các phòng giam tù nhân, xà lim tử hình… Trong đó phải kể đến “cỗ máy chém”, một công cụ tra tấn đưa Nhà tù Hỏa Lò trở thành “địa ngục trần gian”, lọt vào top 10 nhà tù đáng sợ nhất thế giới và top 5 điểm đến đáng sợ nhất Đông Nam Á.

Nếu máy chém là vũ khí tra tấn tàn nhẫn nhất thì “ngục tối” là nơi đáng sợ nhất, được mệnh danh là “địa ngục của địa ngục”, với những cái tát nảy lửa, những trận đòn ghê rợn, bị gông, cùm, ăn ở, vệ sinh, đều chỉ trong một không gian chật hẹp và tăm tối, không thể nằm ngủ… Cùng với đó là những dụng cụ tra tấn dùng để khủng bố tinh thần lẫn thể xác người tù cộng sản... Các học sinh đã rất xúc động và khâm phục tinh thần đấu tranh, ý chí sắt đá của người tù yêu nước trước đòn roi của kẻ thù.

Chuyến tham quan di tích Nhà tù Hỏa Lò là một trải nghiệm thú vị không chỉ với các em học sinh trường Tiểu học Hồng Hà mà với rất nhiều đoàn học sinh, sinh viên được nhà trường tổ chức đến tham quan nơi này. Tại đây, các em đã hiểu rõ hơn một phần lịch sử của dân tộc ta trước sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, xót xa trước những hy sinh, đau đớn nhưng cũng khâm phục ý chí kiên cường, khí phách hiên ngang của những chiến sĩ cách mạng. Qua đó, các em xác định cần phải học tập, lao động, rèn luyện, cống hiến cho đất nước để xứng đáng với sự hi sinh, giành độc lập của các thế hệ cha ông đi trước.

(Còn nữa)

Khánh Vy

Đọc thêm

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Xem thêm