Tag
“Mõ làng” thời hiện đại - "Cánh tay nối dài" của chính quyền cơ sở

Bài 2: Mô hình liên gia tự quản gắn kết cộng đồng dân cư hiệu quả

Người Hà Nội 30/08/2021 07:30
aa
TTTĐ - Sau nhiều năm triển khai thực hiện, mô hình liên gia tự quản đang ngày càng lan tỏa sâu rộng, tác động tích cực tới người dân Thủ đô. Sức sống của mô hình ấy đến từ những cách làm sáng tạo cùng sự tận tụy, lòng nhiệt huyết cống hiến vì cộng đồng của những trưởng liên gia tổ dân phố. Mô hình liên gia tự quản tại các tổ dân phố của quận Long Biên là một trong những điểm sáng được triển khai hiệu quả, mang ý nghĩa thiết thực và có thể áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương khác.
Cần nhân rộng mô hình tổ Nhân dân tự quản phòng, chống dịch Đội tư quản 3+ nhận được sự đánh giá cao của các tầng lớp nhân dân Thủ đô "Bộ mặt" đô thị đổi thay từ những mô hình tự quản

Người phụ nữ tự hào với hơn 10 năm làm “mõ xóm”

Bất cứ ai hỏi: "Bây giờ về hưu bà làm gì?", bà Nguyễn Thị Chỉnh lại vui vẻ, cười tươi trả lời: “Mõ xóm”. Bà trả lời như thế vì mặc định rằng, mình sẽ dành khoảng thời gian còn lại của cuộc đời để cống hiến, làm một việc gì đó có ích cho cộng đồng nơi sinh sống dù không được trả thù lao.

Nhiệt tình, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi công việc của tổ dân phố, hơn 10 năm làm trưởng liên gia tổ dân số phố 4, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Chỉnh đóng góp nhiều công sức trong việc đưa những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân. Điển hình như phát phiếu đi chợ những ngày giãn cách xã hội, thu quỹ khuyến học, động viên khuyến khích người dân ủng hộ các chương trình từ thiện…

Chúng tôi gặp bà Chỉnh một ngày đầu tháng 4 năm nay, khi bà đến nhà thu tiền ủng hộ quỹ khuyến học của tổ dân phố. Bà kể, thời gian đầu nhận công việc này gặp vô số lời bàn tán.

“Một lần đi thu tiền ủng hộ quỹ khuyến học cho các cháu, có người nói lại đi thu tiền, suốt ngày ủng hộ. Tôi không có tiền đâu, chỉ 3.000 đồng thôi. Tôi cũng buồn nhưng vẫn phải nhỏ nhẹ bảo, vâng, gia đình ủng hộ cho các cháu được bao nhiêu thì ủng hộ. Tôi cũng chỉ hoàn thành công việc của mình thôi. Nói rồi tôi về”, bà Chỉnh nhớ lại.

Bài 2: Mô hình liên gia tự quản – gắn kết cộng đồng dân cư hiệu quả
Bà Nguyễn Thị Chỉnh, Trưởng liên gia tổ dân số phố 4, phường Thạch Bàn, Long Biên, TP Hà Nội, phát phiếu đi chợ cho người dân trong đợt giãn cách xã hội

Ban đầu nhận nhiệm vụ làm trưởng liên gia, chồng đồng ý ủng hộ, phụ giúp chăm sóc các cháu và việc nhà để bà có thời gian đỡ đần việc của tổ dân phố. Tuy nhiên, sau nhiều lần thấy vợ cứ bị người ta bàn tán, nói ra nói vào, ông giận, nói với tổ trưởng tổ dân phố rằng: “Nhà tôi không làm nữa, bận lắm. Nhà tôi có thiếu tiền đâu mà phải đi xin rồi bị nói này, nói nọ, thôi không làm nữa!”.

Nghe chồng nói vậy, bà Chỉnh chỉ tủm tỉm cười. Bà không ngại điều tiếng, cứ cặm cụi làm cái việc chẳng giống ai chỉ bởi niềm tin “có ngày người ta cũng hiểu thôi”.

Bà nói: “Thực ra đi làm như thế này cũng vui, được giao tiếp với mọi người. Vả lại, người dân nói thế vì họ chưa hiểu, công việc của mình là giúp cho họ hiểu để có cơ hội làm những việc tốt. Mỗi lần khó khăn, nghĩ như vậy tôi lại tiếp tục”.

Hơn 10 năm bà Chỉnh làm “mõ xóm”, đồng hành cùng 4 thời kì tổ trưởng tổ dân phố, bằng cái tâm, tấm lòng tận tụy của mình, đến nay, bà Chỉnh đã nhận được tin yêu của người dân cũng như sự ghi nhận của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương.

Những người tô đẹp cho phố phường

Đại diện phòng Văn hóa - Thông tin quận Long Biên cho biết, mô hình liên gia tự quản được triển khai tại quận Long Biên từ năm 2010. Cho đến nay, vẫn có hàng nghìn liên gia tự quản đang hoạt động đã chứng minh sức sống của mô hình này.

Mô hình liên gia tự quản không chỉ góp phần kết nối cộng đồng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong tổ dân phố mà đang phát huy hiệu quả vai trò tuyên truyền, vận động, gắn kết người dân chung tay vì chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Trong mô hình này, không thể thiếu những trưởng liên gia như bà Chỉnh - những người sâu sát, gần dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng như phát hiện những khó khăn, bất cập từ cơ sở... để kiến nghị tháo gỡ.

Bà Hoàng Thị Tình, trưởng liên gia số 3 (tổ dân phố số 2, phường Việt Hưng), cứ vào thứ Bảy hàng tuần lại đứng ra tổ chức tổng vệ sinh môi trường ở khu dân cư. Từ nhiều năm nay, bất kể mùa đông rét mướt hay mùa hè, bà Tình đều gương mẫu xuống phố từ sáng sớm để quét dọn, thu gom rác thải, khơi thông cống rãnh, bóc gỡ quảng cáo rao vặt...

Từ hành động của bà, rất nhiều đảng viên, cán bộ hưu trí của tổ dân phố cũng đồng lòng, góp sức để môi trường sống trở nên trong lành hơn. Thế rồi từ đây, những việc làm hay như: Trồng cây xóa chân rác, treo giỏ hoa mừng Tết Nguyên đán, sử dụng vật liệu tái chế làm đồ chơi cho trẻ em, góp phế liệu gây quỹ... đã ra đời. Những điều này không chỉ tô đẹp cho khu phố mà còn nâng cao trách nhiệm chung tay vì cộng đồng của mỗi người dân.

Bài 2: Mô hình liên gia tự quản – gắn kết cộng đồng dân cư hiệu quả

Nhờ sự gương mẫu của trưởng liên gia, người dân tổ dân phố số 2 phường Việt Hưng (quận Long Biên) duy trì nếp vệ sinh đường phố vào thứ Bảy mỗi tuần

Đa phần những trưởng liên gia là người có uy tín, nhiệt tình, được Nhân dân bầu chọn và tận tụy trong công việc. Họ chính là “cánh tay nối dài” của tổ dân phố trong việc đôn đốc người dân thực hiện các nghĩa vụ, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Tình (tổ dân phố số 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên) chia sẻ, mô hình liên gia tự quản tại các tổ dân phố đã góp phần kết nối cộng đồng, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi.

Lãnh đạo phòng Văn hóa - Thông tin quận Long Biên cho biết thêm, trung bình mỗi tổ dân phố có 200 đến 600 hộ dân, các tổ trưởng khó có thể triển khai hiệu quả tất cả mọi công việc liên quan nếu không có sự hỗ trợ của mô hình liên gia tự quản.

Ví như việc chấm điểm gia đình văn hóa, các gia đình trong mỗi liên gia đều được tham gia bình xét, chấm điểm. Trên cơ sở bình xét của các gia đình, các trưởng liên gia và đoàn thể trong tổ dân phố sẽ tiếp tục bình xét, đề xuất lên phường để xem xét công nhận. Như vậy việc bình xét sẽ công bằng và công tâm hơn.

Hay như nhiều văn bản, chủ trương của phường Việt Hưng, các tổ dân phố triển khai đến các hộ gia đình đều thông qua các liên gia… Sau đó, các trưởng liên gia sẽ đến từng nhà thông báo, triển khai. Việc làm này thực sự hiệu quả bởi mỗi liên gia có từ 30 - 60 hộ gia đình nên việc triển khai thông qua các liên gia sẽ đến được từng hộ gia đình, không gia đình nào bị bỏ sót.

Từ hiệu quả của mô hình Liên gia tự quản ở phường Việt Hưng, Thạch Bàn… đến nay quận Long Biên đã triển khai rộng rãi tới tất cả các phường trên địa bàn quận. Hiện tại, mô hình này được người dân trong các phường ủng hộ, thực hiện tốt, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân trong quận.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm