Tag
"Mùa Covid" gieo chữ trên bản cao

Bài 2: Đem tình yêu tiếng Anh đến với học sinh miền núi cao Phú Thọ

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 10/11/2021 16:13
aa
TTTĐ - Cô giáo Hà Thị Lan Hương còn nhớ ngày đầu về dạy môn tiếng Anh ở THCS Xuân Đài - thuộc một xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn (nay là huyện Tân Sơn, Phú Thọ) học trò chủ yếu là người dân tộc Mông, Tày nói tiếng Kinh còn chưa sõi. Đôi khi chị thấy bất lực khi dạy học trò tiếng Anh nhưng chúng trả lời bằng tiếng của người dân tộc…
"Mùa Covid" gieo chữ trên bản cao

Lên núi vận động trò đến lớp

Nghề chọn người là câu nói chị Hương, giáo viên dạy tiếng Anh cảm thấy rất đúng với hoàn cảnh của bản thân. Tốt nghiệp THPT, chị thi đỗ cả trường Đại học Ngoại thương và Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Tuy nhiên khi đã nhập học cao đẳng chị mới nhận được giấy báo trúng tuyển trường Ngoại thương.

"Mẹ mình làm cô giáo nên cũng muốn con theo nghề. Hơn nữa hoàn cảnh gia đình mình khi đó rất khó khăn nên mình quyết định học sư phạm để gần nhà và giúp đỡ bố mẹ", chị Hương chia sẻ.

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ (nay là Đại học Hùng Vương), năm 2001, chị Hương được tuyển dụng vào ngành Giáo dục và Đào tạo, nhận công tác tại trường THCS Xuân Đài - thuộc một xã miền núi vùng đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn (nay là huyện Tân Sơn, Phú Thọ).

Bài 2: Đem tình yêu tiếng Anh đến với học sinh miền núi cao Phú Thọ
Cô giáo Hà Thị Lan Hương hướng dẫn học trò học bài

Khi đó, trường THCS Xuân Đài còn chưa có điện. Đường vào trường khúc khuỷu, trời mưa sình lầy bùn đất, ngày nắng bụi bặm. Phần lớn gia đình học sinh rất khó khăn nên chúng chẳng mặn mà tới trường. Chị Hương cùng các thầy cô giáo khác phải lội suối, băng đèo vào từng ngõ xóm vận động học sinh đến trường.

Chị Hương mới ra trường cảm thấy rất sốc khi thực tế không như tưởng tượng trước đó dù khi quyết định về Xuân Đài là chị biết sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài khó khăn về vật chất chị còn lo lắng không biết làm thế nào để dạy tiếng Anh cho những đứa trẻ còn chưa sõi tiếng Việt. Thậm chí khi chị hỏi, chúng trả lời bằng tiếng dân tộc Mường, Dao, Tày.

“Mình rơi vào tình huống dở khóc dở cười khi dạy ngoại ngữ nhưng lại phải tìm cách học, hiểu tiếng người dân tộc Tày, Dao, Mường. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh đó mình lại càng thấy thương học trò ở xã khó khăn nhất, nhì của tỉnh Phú Thọ”, chị Hương tâm sự

Vì thế, chị Hương càng thêm quyết tâm, kiên trì giúp học sinh hiểu và thêm yêu môn ngoại ngữ. Khi trường Xuân Đài có điện, chị sưu tầm bài hát, hình ảnh sinh động cho các bài giảng tiếng Anh. Sự nỗ lực được đền bù xứng đáng khi học trò vùng cao ý thức được vai trò của ngoại ngữ và thích thú với bài học hơn.

Cô giáo Lan Hương dạy học tiếng Anh trên truyền hình
Cô giáo Lan Hương dạy học tiếng Anh trên truyền hình

Gắn bó với trường THCS Xuân Đài 4 năm, năm 2007, chị Hương được chuyển công tác về trường THCS Lê Quý Đôn, thị trấn Thanh Sơn (Phú Thọ). Tình yêu trò, yêu nghề khiến chị say mê tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, rút ra nhiều bài học chuyên môn nghiệp vụ để trở thành giáo viên dạy giỏi. Đặc biệt, chị nhận thấy niềm đam mê, yêu thích học tiếng Anh từ chính học trò của mình nên có thêm động lực để phấn đấu, sáng tạo “Vì đàn em thân yêu”.

Sáng tạo trong từng tiết học

Dịch Covid-19 kéo đến trở thành phép thử sự sáng tạo với chị Hương và các thầy cô giáo khác. Trong điều kiện học sinh không thể đến trường do dịch bệnh chị đã tìm tòi các ứng dụng online để dạy học sinh của mình, đồng thời chia sẻ với các giáo viên khác.

Ban đầu chị Hương thử sử dụng cuộc gọi Messenger nhưng số lượng người tham gia hạn chế khiến học trò em học được, em không. Chị tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng khác trên mạng xã hội như Facebook, Zalo nhưng cũng chưa hiệu quả.

Cơ hội đến khi chị Hương là một trong những giáo viên tiếng Anh được chọn dạy học trên truyền hình của tỉnh Phú Thọ và Đài truyền hình Việt Nam. Vừa dạy học truyền hình, chị tiếp tục tìm hiểu các ứng dụng dạy học online khác để giúp học sinh đại trà được tham gia học tập nhiều hơn như phần mềm Zoom, Google Meet, Ms Teams, Olm.edu.vn, Shub.edu.vn, Quizizz…

Cô giáo Lan Hương luôn tìm tòi để mang đến những giờ học online hấp dẫn, hiệu quả
Cô giáo Lan Hương luôn tìm tòi để mang đến những giờ học online hấp dẫn, hiệu quả

Tuy nhiên, tất cả các ứng dụng này đều yêu cầu học sinh phải có điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối mạng internet. Khó khăn lại đặt ra vì không phải mọi học sinh đều có thể tham gia được, chị Hương lại tìm cách khắc phục.

Chị giao bài tập, chia nhóm hoạt động, kiểm tra online. Học sinh không chỉ tương tác với giáo viên mà còn chữa bài, hướng dẫn cho bạn. Đặc biệt các em được thử sức, thêm hứng thú học tập qua các trò chơi trực tuyến. Chị cũng hướng dẫn bạn bè đồng nghiệp sử dụng các ứng dụng đó trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng với sự sáng tạo, tâm huyết của chị Hương và các thầy cô giáo học sinh của trường vẫn có những sân chơi bổ ích. Các em được tham gia các cuộc thi qua mạng internet, giao lưu các câu lạc bộ tiếng Anh từ cấp huyện đến cấp tỉnh. Tháng 12/2020, học sinh nhà trường tham gia giao lưu Câu lạc bộ Tiếng Anh dành cho học sinh THCS cấp tỉnh và đạt giải Nhì toàn đoàn. Kết quả thi vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 điểm trung bình môn tiếng Anh của trường vươn lên xếp thứ 5/258 trường THCS trong toàn tỉnh.

“Niềm vui của thầy cô giáo là mang đến những tiết học bổ ích cho học sinh. Chúng mình cảm thấy vui hơn khi trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp các em học sinh thuộc huyện miền núi Thanh Sơn có môi trường học tập an toàn với những tiết học bổ ích”, chị Hương tâm sự.

(Còn nữa)

Cô giáo thổi đam mê cho học sinh yêu môn Hóa học Vinh danh thầy cô giáo có nhiều sáng kiến dạy học trong điều kiện khó khăn Tuyên dương học sinh "3 tốt" và giáo viên trẻ tiêu biểu 2021 Giáo viên, nhà trường cần làm tròn vai trò và trách nhiệm của mình

Đọc thêm

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tập huấn nâng cao kỹ năng số cho cán bộ Đoàn

TTTĐ - Chiều 2/4, trường Lê Duẩn phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành đoàn tổ chức tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội và phòng tránh những văn hóa phẩm độc hại trên không gian mạng cho cán bộ Đoàn chủ chốt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

250 cán bộ Đoàn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ

TTTĐ - Ngày 2/4, trường Lê Duẩn tổ chức khai mạc lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn cho cán bộ Đoàn các quận, huyện, thị xã năm 2025.
"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản

TTTĐ - Với niềm tin "tri thức không bao giờ là đặc quyền của riêng ai", một dự án bắt đầu từ những chuyến đi lặng lẽ lên bản, mang theo sách, bút… đã được các thành viên trong The Viet Projects thực hiện. “Trạm đọc cho em” – hành trình "cõng sách" lên bản đang được các bạn trẻ nối dài tới những vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh”

TTTĐ - Với công trình thanh niên “Tủ thông minh Hublock" các bạn trẻ đã mang đến sự tiện lợi cho cư dân tòa nhà HanCorp N04A (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong việc giao nhận hàng hóa thông qua mã QR hoặc mã pin trên điện thoại di động, phục vụ 24/7.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

TTTĐ - Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

TTTĐ - Võ Minh Quang sớm khẳng định tài năng qua loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước, từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc lớn ở Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia… Đặc biệt, chàng trai trẻ nỗ lực phổ biến âm nhạc cổ điển tới cộng đồng trẻ trong nước bằng các hoạt động hòa nhạc và chương trình giao lưu văn hóa.
Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh Nhịp sống trẻ

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

TTTĐ - Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu 250 ý tưởng, sáng kiến được hiện thực hóa.
Xem thêm