Tag
Để thủ tục hành chính không còn hành là chính...

Bài 2: "Chiến sĩ một cửa" và "ngày không hẹn"

Nhịp sống trẻ 09/11/2022 11:25
aa
TTTĐ - Họ là cán bộ hành chính làm việc tại bộ phận "một cửa" với sức trẻ và tâm trong sáng. Bằng trách nhiệm, họ đã và đang làm thay đổi lối nghĩ “hành chính - không phải hành là chính”.
Hà Nội lấy ý kiến vào Đề án xây dựng mô hình bộ phận "một cửa" hiện đại

Trong thời đại công nghệ 4.0, những "chiến sĩ một cửa" là lực lượng tiên phong trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn, thực thi nhiệm vụ cải cách và giúp người dân “phổ cập” giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.

Hạnh phúc vì sự hài lòng của người dân

Hàng ngày, cứ 7h30 sáng, chị Hoàng Ngọc Quỳnh, công chức Văn phòng - Thống kê, UBND phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội có mặt ở cơ quan để thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thi đua khen thưởng, xây dựng, đất đai và nhà ở.

Cùng với đó, chị Quỳnh “miệng nói, tay làm”, hướng dẫn công dân thực hiện dịch vụ công mức độ 3,4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia và hỗ trợ họ đăng nhập hệ thống Dịch vụ công thành phố Hà Nội tại bàn viết hồ sơ… Vì khối lượng công việc nhiều, bộ phận chị làm việc lại chỉ có 2 công chức, chị Quỳnh phải kiêm thêm xử lý văn bản đi, văn bản đến nên về nhà muộn quá giờ hành chính thường xuyên.

Chị Quỳnh chia sẻ, khó khăn đặc thù khi thực hiện nhiệm vụ tiếp dân giải quyết thủ tục hành chính là đa phần, tại cấp cơ sở chỉ có 1-2 công chức một bộ phận. Vì vậy khi bố trí một công chức ra tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, thì các việc chuyên môn khác vẫn phải kiêm nhiệm.

Chị
Chị Hoàng Ngọc Quỳnh

Trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, thường hướng đến đối tượng trẻ, thành thạo công nghệ thông tin và nộp được hồ sơ trực tuyến từ ở nhà, chỉ đến phường nhận kết quả khi hoàn thành thủ tục. Tuy nhiên, ở một nơi - xã mới lên phường như Phú Lãm đa số là bố mẹ, ông bà đi làm thủ tục hành chính, người tiếp nhận hồ sơ như chị Quỳnh phải trực tiếp hỗ trợ và xử lý và khai báo giúp, đồng thời tuyên truyền về lợi ích của việc thực hiện dịch vụ công nên sẽ mất thời gian hơn.

Chị Quỳnh kể: “Có lần cụ già 75 tuổi đến phường làm thủ tục đăng ký lại khai sinh cho con trai 40 tuổi. Cụ thuộc diện gia đình có công với cách mạng. Cụ không nhớ và không khai được nên mình đã liên hệ với anh con trai, nhập giúp cụ trên hệ thống dịch vụ công và đã thực hiện được thành công thủ tục ngay ngày hôm đó”.

Cụ già ấy chia sẻ lại rằng, nếu cán bộ tắc trách có thể trả lại hồ sơ và mời con trai của cụ đến hoàn thiện thủ tục, sẽ mất nhiều thời gian, công sức… Tuy nhiên, với sự tận tâm, sáng tạo, sẵn sàng chia sẻ với người dân, chị Quỳnh đã giúp không chỉ cụ mà còn nhiều người khác nhìn nhận rằng “hành chính – không phải hành là chính”.

Chu đáo trong từng nhiệm vụ, chuẩn mực với công dân, nữ công chức Hoàng Ngọc Quỳnh còn góp sức cùng chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả cải cách hành chính bằng sáng kiến kinh nghiệm. Chị đưa ra các giải pháp để tăng cường và nâng cao chỉ số Sipas - tức là chỉ số đo lường hài lòng của công dân trong giải quyết thủ tục hành chính như: Không để dân chờ đợi; Nâng cao đạo đức công vụ; Rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính, để đảm bảo công dân được lấy kết quả ngay trong buổi làm việc, hoặc sau 10 phút tiếp nhận hồ sơ. Từ đó, mọi công dân đều có thể tích nút, tích phiếu hài lòng hay không qua các hệ thống đánh giá nhằm nâng cao tỉ lệ hài lòng trong giải quyết thủ tục hành chính.

Chị Hoàng Ngọc Quỳnh hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính
Chị Hoàng Ngọc Quỳnh hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Nhờ áp dụng sáng kiến, trong năm 2019, 2020, 2021, qua điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu điều tra xã hội học đã kiểm chứng, tất cả người dân được hỏi, đều trả lời “hài lòng” khi giải quyết thủ tục hành chính tại phường. Năm nay, theo thống kê qua quét mã Qr do Phòng Nội vụ quận Hà Đông thực hiện về phường đạt tỉ lệ 100% hài lòng và rất hài lòng…

"Nụ cười tiếp dân", "Ngày không hẹn"

Cũng với suy nghĩ, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo công việc, chị Nguyễn Đoàn Khánh Chi, công chức Tư pháp- Hộ tịch phường Thanh Xuân Nam (quận Thành Xuân, Hà Nội) không chỉ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong cải cách thủ tục hành chính nhằm mang đến sự thuận lợi cho người dân.

Chị luôn đặt ra cho bản thân câu hỏi: Làm sao có thể giảm thời gian đi lại, chi phí cho cá nhân và tổ chức? Làm sao có thể rút ngắn thời gian thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính?… và trăn trở tìm câu trả lời.

Vì thế, ngay từ khi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội triển khai phần mềm Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, chị Chi đã xây dựng kế hoạch hệ thống hóa dữ liệu hộ tịch vào phần mềm. Toàn bộ dữ liệu đều được chị tranh thủ làm vào giờ nghỉ, ngoài giờ hành chính. Theo đó, dữ liệu hộ tịch từ khi thành lập phường (năm 1997) đến nay, bao gồm: Khai sinh, khai tử, kết hôn được hệ thống hóa vào phần mềm của Bộ Tư pháp và “một cửa” Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Chị Nguyễn Đoàn Khánh Chi
Chị Nguyễn Đoàn Khánh Chi

Chị Chi cho biết: “Trước khi được hệ thống hóa vào phần mềm, dữ liệu công dân được lưu ở sổ sách của bộ phận “một cửa” phường. Khi người dân đến trích lục, cán bộ bộ phận “một cửa” sẽ phải tìm lại từng cuốn sổ, nhập lên máy tính rồi mới in ra, vì thế sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi hệ thống dữ liệu lên phần mềm, việc tra cứu, lưu trữ hồ sơ để trả công dân có nhu cầu trích lục hồ sơ hộ tịch được rút ngắn từ 1 ngày làm việc vài giờ. Thậm chí, chúng mình có thể trả ngay cho công dân sau khi tiếp nhận hồ sơ”.

Với sáng kiến này chị Chi không chỉ giúp công việc tại bộ phận “một cửa” của UBND phường thuận lợi hơn mà còn giảm thời gian đi lại, chờ đợi của người dân. Ngoài sáng kiến “Hệ thống hóa dữ liệu hộ tịch vào phần mềm”, chị Chi còn cùng đồng nghiệp tích cực thực hiện mô hình “Nụ cười tiếp dân” và ‘Ngày không hẹn”; Gửi thư chúc mừng đến các hộ gia đình có trẻ mới sinh, những cặp vợ chồng đăng ký kết hôn tại phường… nhằm tạo nên sự hài lòng của công dân khi đến làm việc, thực hiện thủ tục hành chính.

Tốt nghiệp Học viện Hành chính, chị Chi về công tác tại UBND phường Thanh Xuân Nam. Vừa làm chị vừa học lên thạc sĩ để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Những ngày đầu mới về làm việc, chị Chi gặp không ít khó khăn trong tiếp cận văn bản cũng như tiếp công dân. May mắn, chị luôn được lãnh đạo UBND tạo điều kiện, đồng nghiệp quan tâm, hỗ trợ nên nhanh chóng tiếp cận, làm quen với công việc.

Một kỷ niệm chị Chi không thể quên đó là năm 2016, luật Hộ tịch ra đời, khi đó những công dân đã qua nhiều nơi cư trú muốn làm xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ phải đi xác minh từ khi đủ tuổi kết hôn tại các nơi mình đã cư trú thay vì làm cam đoan tại nơi có hộ khẩu thường trú (theo các văn bản quy định trước đây).

“Một buổi sáng, mình đang nhận hồ sơ thì một công dân mặt đỏ gay, cầm hộ khẩu đến, với thái độ rất bức xúc. Vì chưa gặp trường hợp như vậy nên ban đầu mình hơi lúng túng. Tuy nhiên, mình đã giúp công dân này bình tĩnh lại chia sẻ vấn đề đang gặp phải và tư vấn tận tình cho anh”, chị Chi kể.

Cũng từ tình huống này, chị Chi nhận ra rằng trong mọi tình huống cán bộ công chức phải hỗ trợ người dân tận tình nhất. Vì thế, làm việc tại bộ phận “một cửa”, công việc thường xuyên quá tải nhưng chị luôn nhẫn nại, không cứng nhắc. Đồng thời, giải thích có lý, có tình và tư vấn cặn kẽ, giúp công dân hiểu rõ, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ hành chính. Dù bận cập nhật hồ sơ văn bản trực tuyến nhưng khi công dân hỏi, chị luôn niềm nở tiếp đón, đảm bảo 10 quy tắc ứng xử khi tiếp công dân.

(Còn nữa)

Lê Dung - Phương Thanh

Đọc thêm

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu Nhịp sống trẻ

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

TTTĐ - Hội thảo "Thích ứng bền vững trước các thách thức của thời đại biến đổi toàn cầu" do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Sacombank tổ chức chiều 3/7. Gần 100 đại biểu là trí thức trẻ tiêu biểu, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và cán bộ quản lý đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ tham dự.
Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
Nữ sinh Hà Nội bản lĩnh, chủ động hội nhập từ văn hóa Nhật Camera 360 trẻ

Nữ sinh Hà Nội bản lĩnh, chủ động hội nhập từ văn hóa Nhật

TTTĐ - Không chỉ là thủ khoa đầu vào ngành Nhật Bản học của Trường Đại học Việt Nhật – VJU, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Mai Ngân Giang (sinh năm 2004, quê ở Hà Nội) còn là sinh viên tiêu biểu với bảng thành tích học tập, ngoại khóa ấn tượng trong và ngoài nước.
Xem thêm