Tag
Người Hà Nội "góp yêu thương" cùng toàn dân chống dịch

Bài 2: Biến nhà mình thành gian hàng hỗ trợ người nghèo

Người Hà Nội 30/08/2021 07:30
aa
TTTĐ - Nhìn thấy nhiều người vất vả, tìm đủ mọi cách để xoay sở từng bữa ăn vì không thể về quê, tôi không khỏi chạnh lòng. Ai ở đâu cần thật sự, tôi mang đồ đến giúp...
Phường Phúc Xá (quận Ba Đình): Trao 1.200 suất quà cho người dân khó khăn Muốn giúp nhiều người thì làm thiện nguyện phải "nhanh" SHB tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các bệnh viện và người nghèo vượt qua đại dịch Covid-19

Trên chuyến xe vội vã chở đồ đi tặng cho người nghèo, anh Nguyễn Quốc Thắng (thường trú tại tổ 7, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã chia sẻ như vậy.

Trẻ ra vì đi làm từ thiện…

Anh Nguyễn Quốc Thắng năm nay 48 tuổi. Anh bắt đầu làm từ thiện từ khi công tác trong lĩnh vực xây dựng. Mỗi ngày từ căn nhà của mình tại tổ 7, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, anh Thắng lại chở những phần quà đi giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Anh tâm niệm “một nắm khi đói bằng một gói khi no”.

Anh Nguyễn Quốc Thắng tặng quà hỗ trợ sinh viên mắc kẹt tại Hà Nội
Anh Nguyễn Quốc Thắng tặng quà hỗ trợ sinh viên mắc kẹt tại Hà Nội

Sau khi xác minh thông tin của người cần giúp đỡ, nhanh tay xếp từng túi quà lên xe chở đi, ngày hôm nay, anh bảo phải lên đường sớm vì đi tặng ở 3 quận khác nhau gồm Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Theo chân người đàn ông có gương mặt hiền hòa, phúc hậu, chúng tôi được nghe về hành trình hơn 15 năm nối dài những chuyến đi thiện nguyện của anh.

Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn được nhận quà từ anh Thắng
Nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn được nhận quà từ anh Thắng

Anh Thắng chia sẻ: “Cũng như bao người khác xuất thân trong gia đình không mấy khá giả, bố mẹ vất vả nuôi ăn học, tôi cũng cơ cực với cảnh sinh viên xa nhà, thiếu thốn, vất vả trăm bề. Sau khi ra trường, tôi làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Tính chất công việc giúp tôi được đi đủ 63 tỉnh thành của cả nước. Đi nhiều mới thấy ở nơi nào cũng còn những hoàn cảnh vất vả, khó khăn, tôi nghĩ mình nên làm điều gì đó để giúp cho đời…” . Anh Thắng cũng cười bảo, nghề xây dựng vốn vất vả, mỗi lần đi từ thiện tôi thấy mình trẻ, khỏe ra rất nhiều.

Những giọt nước mắt và nụ cười

Khi dịch bệnh ập đến, thành phố Hà Nội phải giãn cách khiến nhiều mảnh đời lâm vào cảnh khốn khó.

Bài 2: Biến nhà mình thành gian hàng hỗ trợ người nghèo
Nhiều bạn sinh viên rất vui mừng khi nhận được hỗ trợ

Anh Thắng nhớ lại những câu chuyện đã gặp trong chuyến tặng quà cho bà con trong lần dịch Covid-19 bùng phát: “Tối hôm đó có một bà chừng 70 tuổi gọi điện thoại báo cho tôi biết hiện tại bà sống đơn chiếc, bán hàng nước kiếm mấy đồng lẻ qua ngày. Từ hồi dịch bệnh đến giờ nhà không còn gạo ăn, không còn đồng xu nào trong người. Bà vừa kể, vừa khóc nức nở”.

Ngay hôm đó, anh đem gói quà đủ đầy nhu yếu phẩm đến tặng, giúp bà có thể đủ lương thực trong vài tuần. Nhận quà của anh, bà cụ 70 tuổi vui mừng không tả xiết. Bà bật khóc và đứng tần ngần rất lâu, cả khi chiếc xe chở đồ cứu trợ của anh đã đi khuất.

Bài 2: Biến nhà mình thành gian hàng hỗ trợ người nghèo
Rau tươi vẫn được chuyển hàng ngày từ quê hương anh (tỉnh Nam Định) lên tặng bà con

Anh Thắng cũng rất nhớ những lần đi trao quà cho công nhân nghèo bị mắt kẹt lại Hà Nội. “Dù đứng ở xa để đảm bảo an toàn, tôi vẫn thấy sâu trong ánh mắt của những người lao động nghèo, công nhân ngoại tỉnh mất việc sự cảm ơn. Họ dường như không chỉ cảm ơn tôi về món quà mà còn muốn thể hiện sự biết ơn về tình đoàn kết của cả dân tộc, sự tương thân tương ái của người Hà Nội đầy nghĩa tình. Tôi tự hào về điều đó và càng phấn chấn nhiều hơn khi đi từ thiện”, anh Thắng nói.

Những ngày này, Hà Nội tiếp tục giãn cách để đảm bảo an toàn cho Thủ đô và cả nước trước đại dịch nguy hiểm. Những chuyến xe chở đồ ăn, thức uống, rau, củ, quả nghĩa tình của anh vẫn lăn dài trên nhiều cung đường Hà Nội. Với tâm nguyện rất chân thành, anh Thắng bộc bạch: “Tôi còn sức là còn đi làm từ thiện. Tôi chỉ mong giúp đỡ được nhiều người hơn nữa, để chúng ta cùng san sẻ khó khăn, sớm vượt qua đại dịch này”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm