Tag
Đi tìm lời giải cho bài toán thiếu giáo viên mầm non sau đại dịch COVID-19

Bài 1: Nhiều cơ sở mầm non tư thục bị “xóa sổ”

Giáo dục 19/04/2022 07:48
aa
TTTĐ - Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hơn 300 cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn thành phố Hà Nội phải giải thể. Trong khi đó nhiều trường mở cửa nhưng hoạt động cầm chừng vì không có giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng hết.
Trước ngày học sinh đi học lại, nhiều trường mầm non và nhóm lớp đã giải thể Trẻ mầm non quay lại trường học

Hệ thống giáo dục mầm non của Hà Nội vừa tái khởi động lại sau gần 2 năm "đóng băng" vì đại dịch COVID - 19. Nhiều trường mầm non, nhóm trẻ tư thục phải đóng cửa, trường học "khát" giáo viên mầm non. Làm sao để giải bài toán thiếu giáo viên mầm non là điều mà ngành giáo dục Hà Nội đang quan tâm lúc này...

"Đứt gãy" nhân sự

Mở cửa hoạt động lại sau dịch COVID-19, chủ cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn phường Kiến Hưng, quận Hà Đông chia sẻ: “Sau vài tháng đóng cửa phòng dịch bệnh, có đến 5 trong tổng số 8 giáo viên đứng lớp của trường đã chuyển sang công việc khác. Có cô giáo đi làm công ty, có cô bán hàng online. Khi trường mở cửa, do đã ổn định công việc và thu nhập nên họ cũng không quay lại nữa”.

Bài 1: Nhiều cơ sở mầm non tư thục bị “xóa sổ”
Trẻ mầm non ở Hà Nội đi học trở lại

Còn bà Nguyễn Thị Thái, chủ một cơ sở mầm non tại quận Hà Đông, bày tỏ: Trước dịch, nhà trường có 3 cơ sở. Trong 2 năm gần đây, do thời gian nghỉ phòng dịch quá dài, nhà trường không đủ tiền trả lương nên nhiều giáo viên bỏ nghề, 2 cơ sở đã phải giải thể. Sau gần 2 năm đối đầu với khó khăn do dịch, giờ tiếp tục đối đầu với khó khăn “thiếu giáo viên” khi mở cửa trở lại.

Là một trong hai quận có số lượng trường cơ sở mầm non tư thục lớn nhất Hà Nội, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết, đợt nghỉ dịch vừa qua khoảng 30/280 trường, nhóm lớp mầm non tư thục trên địa bản quận phải giải thể. Nguyên nhân, trường không hoạt động nhưng vẫn phải trả chi phí cho việc thuê mặt bằng hằng tháng.

Các cơ sở giáo dục mầm non còn lại gặp khó khăn khi thiếu hụt hơn 300 giáo viên (trong đó 113 biên chế giáo viên trường công lập) và khoảng hơn 30% giáo viên chuyển sang làm công việc khác, không có nhu cầu quay trở lại dạy học. Hiện nhiều cơ sở vừa tích cực tuyển mới, vừa phải kêu gọi, động viên, tăng đãi ngộ thu hút giáo viên chuyển nghề quay trở lại làm việc.

Đây là thực trạng đang diễn ra ở Hà Nội khi mở cửa trường mầm non trở lại. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hơn 300 cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn thành phố giải thể. Trong khi đó các trường mở cửa hoạt động cầm chừng vì không có giáo viên, cơ sở vật chất chưa thể đáp ứng hết.

Không đủ kinh phí để hoạt động trở lại

Vui mừng khi được mở trường học trở lại sau hơn 1 năm đóng cửa, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, chủ cơ sở giáo dục mầm non tại quận Hoàng Mai, ngậm ngùi: Gần như hệ trường tư đều đứng trước nguy cơ thua lỗ. Tổn thất tài chính theo từng quy mô nhưng phổ biến là quy mô trường học với 50 nhân sự trên một điểm trường, ước tính tổn thất hơn 10 tỷ đồng/năm/1 địa điểm trong suốt thời gian qua.

Bài 1: Nhiều cơ sở mầm non tư thục bị “xóa sổ”
Trong thời gian đầu trường mầm non mở cửa trở lại, có khoảng 70% số trẻ mầm non đến trường

“Ngoài những tổn thất về tài chính dễ nhìn thấy, chúng tôi còn những mất mát trầm trọng về vấn đề giáo viên và nhân sự. Các giáo viên phải tìm kiếm công việc khác để mưu sinh. Sinh viên không còn thiết tha với ngành Giáo dục mầm non do công việc vất vả, áp lực cao giờ đây còn kèm theo những bấp bênh không ổn định. Đây là những đứt gãy với những hệ lụy lâu dài có thể nhìn thấy được”, cô Mỹ Hạnh giãi bày.

Cùng với thiếu giáo viên, không đủ kinh phí để mở lại hoạt động dạy và học cũng là tình trạng mà nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập gặp phải sau dịch COVID-19. Chủ một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn quận Thanh Xuân cho biết, các đợt dịch COVID-19 xảy ra liên tiếp, nhà trường không đủ kinh phí để hỗ trợ lương giáo viên nên các giáo viên lần lượt xin nghỉ.

Sau đó, địa điểm mở trường bị chủ nhà ngừng hợp đồng cho thuê, khiến chị phải thanh lý toàn bộ bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ dạy học do không tìm được địa điểm thay thế. Hiện trường đang trong trạng thái dừng hoạt động, chưa biết đến bao giờ mới có thể mở cửa trở lại đón học sinh.

Tính đến tháng 4/2022, quận Hoàng Mai có 50 trường mầm non (22 trường mầm non công lập, 28 trường mầm non ngoài công lập; giảm 1 trường ngoài công lập do đã dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19); 362/423 nhóm, lớp mầm non độc lập (61 cơ sở giải thể, dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19).

Năm học này là năm thứ hai các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các nhiệm vụ năm học trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố cũng như cả nước, đã tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội, trong đó có sức khỏe, việc làm, thu nhập, đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.

Bà Trương Thu Hà - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: "Các cơ sở giáo dục ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động do không có nguồn thu, số giáo viên nhân viên nghỉ việc, thôi việc nhiều nên ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của cơ sở".

(còn nữa)

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện thành phố có hơn 525.000 trẻ mầm non, trong đó số trẻ theo học tại các cơ sở tư thục là hơn 158.000 trẻ. Trong những ngày đầu mở cửa trường học, có gần 70% trẻ mầm non đến trường nên các cơ sở giáo dục vẫn đáp ứng được. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khó khăn nếu trẻ đến trường đủ trong thời gian tới.

Đọc thêm

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Xem thêm