Tag
Xã Nông thôn mới nỗ lực tìm cách “giữ chân” học trò nghèo

Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?

Giáo dục 01/09/2024 08:00
aa
TTTĐ - Phụ huynh, nhà trường lo ngại một số chế độ của học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn bị cắt giảm khi xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Điều này sẽ gây khó khi “giữ chân” trò nghèo.
Cần có chính sách đặc thù cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn
Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?

Phụ huynh, nhà trường lo ngại sẽ khó "giữ chân" trò nghèo khi xã lên Nông thôn mới (Ảnh: Trần Nghĩa)

Hộ thoát nghèo, học sinh không còn được hỗ trợ

Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Sa Loong đóng chân trên địa bàn biên giới xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum). Năm học 2024 - 2025, toàn trường có 1.138 học sinh, gồm 37 lớp, từ khối 1 đến khối 9.

Đặc biệt, toàn trường có đến 90% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, khoảng 300 em hiện đang sinh sống tại 2 thôn đặc biệt khó khăn là Bun Ngai và Giang Lố 2.

Thôn Bun Ngai là một trong 2 thôn đặc biệt khó khăn của xã Sa Loong, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98%, chủ yếu là: Kadong, Xê Đăng, Ba Na, Mường, Kinh, Thái, Ê Đê... Trong đó, thôn có 11 hộ khá, 116 hộ trung bình, 15 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo.

Thầy Nguyễn Hữu Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Sa Loong cho biết, năm 2022, xã Sa Loong được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Tuy nhiên, xã vẫn còn 2 thôn Bun Ngai và Giang Lố 2 đặc biệt khó khăn do chưa đảm bảo các tiêu chí đã đề ra.

Học sinh 2 thôn này đều được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập 150.000 đồng/học sinh/tháng (tối đa 9 tháng) theo Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Ngoài ra, học sinh thuộc hộ nghèo cũng được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; học sinh hộ cận nghèo được miễn 50% tiền học phí.

Thầy Nguyễn Hữu Phượng lý giải: “Hằng năm, UBND xã sẽ yêu cầu các thôn bình xét những đối tượng, hộ gia đình nào có điều kiện kinh tế khá hơn thì xã sẽ đưa ra khỏi diện hộ nghèo, thoát nghèo.

Chính vì vậy, khi các hộ đã thoát khỏi diện hộ nghèo của xã thì đương nhiên học sinh không được hưởng các hỗ trợ chi phí học tập.

Trong năm học này, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Sa Loong có khoảng 10 học sinh do gia đình đã thoát khỏi hộ nghèo, nên không được miễn giảm tiền học phí. Bên cạnh đó, các em cũng không được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định”.

Em A Đỗ Khang, học sinh lớp 8A, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Sa Loong, cho biết: Do nhà trường không tổ chức ăn, ở bán trú nên hết buổi học phải tự đi bộ về nhà ăn cơm rồi chiều lại đến trường học.

Khang, chia sẻ: “Gia đình có 3 anh em, Khang là anh cả, em thứ 2 học lớp 5 và em nhỏ chưa đi học. Đầu năm học, để có tiền mua quần áo, sách vở, bố mẹ phải đi mượn hàng xóm rồi đi làm trả công cho họ".

Là hộ nghèo của thôn Đăk Vang, năm học này em A Đỗ Khang là học sinh đủ điều kiện được miễn giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập 150.000 đồng/tháng/học sinh (9 tháng) theo quy định của Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?
Cần đảm bảo các điều kiện để giúp các em hõc sinh vùng đặc thù (Ảnh: Trần Nghĩa)

Lo ngại một số chế độ bị cắt khi xã lên Nông thôn mới

Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đăk Dục, thuộc xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) nằm tại khu vực III, thuộc xã biên giới Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).

Năm 2020, xã Đăk Dục được công nhận là xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chính vì vậy, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đăk Dục đóng chân tại khu vực I.

Khác với xã Sa Loong khi vẫn còn 2 thôn đặc biệt khó khăn, xã Đăk Dục đã hoàn thành các chỉ tiêu và không còn thôn đặc biệt khó khăn.

Do đó, 1.124 học sinh đang theo học tại Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đăk Dục không được miễn giảm tiền học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

Thầy Trần Đức Thư, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Đăk Dục, cho biết: “Đối với nhà trường, do đóng chân tại xã đã lên Nông thôn mới, thuộc khu vực I nên các học sinh không thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn. Do đó, các em không được hưởng chế độ theo quy định”.

Về việc tổ chức ăn, ở bán trú cho học sinh, thầy Trần Đức Thư, lý giải: “Đối với học sinh được hỗ trợ bán trú thì phải đáp ứng các điều kiện theo Nghị định 116 của Chính phủ, như: Là học sinh bán trú đang học tại trường phổ thông dân tộc bán trú; là học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi...".

Bên cạnh đó, nhà ở xa trường khoảng cách từ 4km trở lên đối với học sinh tiểu học và từ 7km trở lên đối với học sinh trung học cơ sở hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn như: Phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

Áp dụng quy định của Nghị định thì các học sinh không đủ điều kiện để được hưởng chế độ hỗ trợ bán trú.

Trên thực tế, hiện nay, các trường cũng khó khăn trong việc tổ chức bếp ăn vì cơ sở vật chất không đồng bộ. Cùng với đó, nhà trường hiện không có phòng nghỉ ngơi cho học sinh sau khi ăn bán trú.

Bài 1: Khó khăn khi đi tìm con chữ?
Khi xã lên Nông thôn mới, một số chế độ của học sinh sẽ bị cắt giảm (Ảnh: Trần Nghĩa)

Thầy Trần Đức Thư cho biết thêm, đối với thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), các học sinh dân tộc Kinh sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50%; còn học sinh dân tộc đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 90%. Do vậy, các em chỉ đóng 126.000 đồng/năm.

Phụ huynh, nhà trường phân vân khi xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, một số chế độ hỗ trợ học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn sẽ bị cắt giảm; kéo theo đó là khó duy trì tỷ lệ chuyên cần, chất lượng giáo dục vùng đặc thù này... do vậy, cần có chính sách quy định phù hợp với những học sinh yếu thế để các em có cơ hội đến trường thuận lợi hơn...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm