Tag
Thanh âm dân tộc: Giữ gốc, thêm hoa

Bài 1: Bản sắc dân tộc ẩn mình trong thanh âm đời thường

Nghệ thuật 26/12/2024 08:00
aa
TTTĐ - Từ thuở xa xưa, lời ru đã là tiếng lòng của người Việt, là bài học đầu tiên về tình yêu quê hương, đất nước và con người. Lời ru không chỉ là cách để những người mẹ, người bà đưa trẻ nhỏ vào giấc ngủ mà còn là di sản văn hóa truyền thống, chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc mang giá trị nhân văn cao đẹp, tạo nên văn hóa vùng, miền độc đáo sâu sắc, được các thế hệ truyền lại cho nhau dưới dạng bất thành văn, góp phần bồi dưỡng nên nhân cách, tâm hồn cao đẹp của các thế hệ con người Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Giá trị văn hóa truyền thống được kế thừa và phát triển Giữ gìn, tôn vinh các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc

Những giai điệu đầu tiên

Hát ru là một tài sản văn hóa phi vật thể có giá trị đặc biệt trong kho tàng âm nhạc dân gian Việt Nam, mang bản sắc đặc trưng của mỗi dân tộc. Với những ca từ thấm đậm tình mẫu tử sâu nặng, những lời ru không phải chỉ để đưa con trẻ đi vào giấc ngủ, nó còn là chìa khóa mở cửa tâm hồn, tình cảm, trí tuệ, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ, là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa các dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

Bài 1: Bản sắc dân tộc ẩn mình trong thanh âm đời thường
Ngủ ngon trên lưng mẹ trong tiếng hát ru

Hình ảnh người mẹ ngồi bên võng, nhẹ nhàng ngân nga những câu hát ru từng là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của nhiều thế hệ. Lời ru có khi là câu ca dao, có khi là điệu lý, điệu hò, mang đậm bản sắc từng vùng miền.

Bài 1: Bản sắc dân tộc ẩn mình trong thanh âm đời thường
TS Nguyễn Xuân Hảo, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đông cùng các học trò của mình

Theo TS Nguyễn Xuân Hảo, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn Hà Đông chia sẻ, lời ru chứa đựng những bài học đạo lý sâu sắc, những giá trị về tình yêu thương, lòng biết ơn, sự mộng thảo và tình yêu quê hương, đất nước. Vì vậy, những câu hát ru mộc mạc giúp trẻ thấm đạo lý làm người từ làn gió thơ, định hình lối sống chân thành, giản dị và hiền hòa. Lời ru giúp trẻ sớm tiếp xúc với ngôn ngữ mẹ đẻ qua những từ ngữ giàu hình ảnh và ý nghĩa, từ đó phát triển khả năng ngôn ngữ tự nhiên. Qua những câu hát ru, trẻ em tiếp nhận giai điệu của tiếng Việt, tình yêu đối lập với ngôn ngữ dân tộc được hình thành từ rất sớm.

Tìm lại những lời ru “ngủ quên”

Ngày nay, sự phát triển của công nghệ và những thay đổi trong lối sống đã làm lời ru dần bị phai mờ. Các bà mẹ gen Z thay vì ru con bằng những câu hát truyền thống thì lại chọn cách mở nhạc từ điện thoại hay các thiết bị điện tử. Chị Đỗ Thảo (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Trong quá trình từ lúc con mới sinh đến lúc bây giờ là 1 tuổi, mỗi khi con ngủ chị thường cho con nghe các loại nhạc nhẹ, không lời trên đài, hoặc đôi khi thì sử dụng ipad bật các bài lời ru trên youtube hoặc trên mạng. Chị không rành hát ru, cũng như là có nhiều phương tiện để hỗ trợ, và chị cũng khá bận nên chị cũng không hát để ru con ngủ”. Thực tế này đặt ra câu hỏi: Liệu lời ru có dần bị quên lãng trong đời sống hiện đại?

TS Nguyễn Xuân Hảo nhận định rằng cuộc sống hiện đại với nhịp sống bận rộn đã khiến nhiều bậc cha mẹ không còn thời gian để hát ru con. Sự phát triển của công nghệ thông tin và các thiết bị giải trí như điện thoại, tivi, loa phát nhạc dần thay thế vai trò của lời ru truyền thống. Thêm vào đó, không ít người cho rằng việc hát ru không còn cần thiết hay quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ.

Những làn điệu ru nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
Những làn điệu ru nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ

Sự mai một của lời ru phản ánh thực trạng giới trẻ ngày nay ít mặn mà với văn hóa truyền thống. Theo TS Nguyễn Xuân Hảo, khi những giá trị như lời ru, ca dao, hay các lễ hội truyền thống dần bị lãng quên, bản sắc dân tộc cũng trở nên mờ nhạt. Ông cũng nhấn mạnh rằng sự ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai đang khiến giới trẻ ngày càng xa rời và quên đi giá trị vốn có của những câu hát ru - di sản gắn liền với tâm hồn và bản sắc văn hóa Việt.

"Sự ưu ái dành cho ngoại ngữ và văn hóa nước ngoài có thể làm suy yếu khả năng sử dụng tiếng Việt một cách tinh tế, khiến ngôn ngữ mẹ đẻ mất dần sức mạnh biểu đạt vốn có. Điều này có thể khiến giới trẻ mất đi mối dây liên kết với cội nguồn văn hóa, dẫn đến sự giảm sút tình yêu và niềm tự hào dành cho quê hương, đất nước. Khi văn học và nghệ thuật dân gian như hát ru, truyện cổ tích không còn được truyền tải, thế hệ tương lai có nguy cơ không thấu hiểu được chiều sâu văn hóa dân tộc", TS Nguyễn Xuân Hảo chia sẻ.

Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống

Sự mai một của lời ru không chỉ là mất mát về một loại hình âm nhạc dân gian, mà còn để lại khoảng trống lớn trong việc nuôi dưỡng tâm hồn và gắn kết cộng đồng. Thầy Hà Chí Bắc, Chủ nhiệm CLB Nhạc cụ dân tộc trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhấn mạnh rằng, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cần được khởi nguồn từ giáo dục và sự cảm nhận sâu sắc của thế hệ trẻ. Để lời ru sống mãi, cần có các chương trình giáo dục, các dự án nghệ thuật và sự quan tâm từ chính các bậc phụ huynh trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống.

Các em học sinh đang hăng say luyện tập tại CLB Nhạc cụ dân tộc Nguyễn Tất Thành
Các em học sinh đang hăng say luyện tập tại CLB Nhạc cụ dân tộc Nguyễn Tất Thành

Tại trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành, thầy đã khéo léo lồng ghép các làn điệu hát ru vào quá trình giảng dạy sáo trúc và các loại nhạc cụ dân tộc, giúp học sinh không chỉ học được kỹ thuật chơi nhạc mà còn cảm nhận được nét đẹp tinh túy của lời ru - di sản văn hóa đặc sắc của người Việt.

Hiện CLB Nhạc cụ dân tộc của trường có hơn 70 thành viên tích cực tham gia, với nhiều buổi biểu diễn các tác phẩm nhạc dân gian, bao gồm cả các làn điệu hát ru. CLB đã đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi nhạc cụ dân tộc giữa các trường học trên địa bàn Hà Nội. Thầy Bắc khẳng định, đây không chỉ là cách đưa âm nhạc truyền thống đến gần hơn với thế hệ trẻ mà còn góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại.

CLB Nhạc cụ dân tộc được quảng bá trong khuôn viên trường
CLB Nhạc cụ dân tộc được quảng bá trong khuôn viên trường

Trong nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, năm 2023, Mạng lưới Tiên phong Việt Nam đã tổ chức chuỗi sự kiện Bản Hoà Ca Đa Sắc với chủ đề “Lời ru tiếp nối”. Sự xuất hiện trở lại của những bản hoà ca đến từ các nhóm Tiên Phong thuộc nhiều dân tộc khác nhau đã lan tỏa ý nghĩa, giá trị bản sắc văn hoá Việt đến đông đảo công chúng.

Với mong muốn người trẻ được tiếp xúc với tiếng nói và âm nhạc dân tộc từ khi còn nhỏ để nuôi dưỡng ý thức về bản sắc văn hóa quê hương, các hoạt động do Mạng lưới Tiên phong Việt Nam đã góp phần khơi gợi cộng đồng nhận ra giá trị và vẻ đẹp của hát ru là điều quan trọng, giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc.

“Hơn 17 nghìn bài dân ca, gần 9 nghìn bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở diễn sân khấu và diễn xướng dân gian, do 1.848 nghệ nhân hát và đàn. Trong đó nhạc đàn có 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại", một con số không hề nhỏ đã từng được Viện Âm nhạc công bố về loại hình âm nhạc “cổ truyền” trên mảnh đất hình chữ S. Từ dựng nước, giữ nước, âm nhạc dân tộc vẫn mãi là một thứ vũ khí tinh thần sắc bén cho người dân máu đỏ da vàng. Mỗi bài nhạc đều trở thành nơi Nhân dân Việt Nam gửi gắm tâm tư, tình cảm, những mong muốn cháy bỏng đối với đất nước

(Còn nữa)

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Xem thêm