Tag

60 năm nôi đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam

Giáo dục 09/12/2019 09:32
aa
TTTĐ - Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, nơi đào tạo cán bộ dân tộc cho các tỉnh miền Nam vừa tròn 60 năm thành lập. Từ mái trường này, hàng nghìn học sinh con em các dân tộc đã được đào tạo, trưởng thành và trở thành nguồn cán bộ quan trọng cho miền Nam sau khi đất nước thống nhất.

60 năm nôi đào tạo cán bộ dân tộc miền Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại buổi gặp mặt thân mật Đoàn cựu giáo viên, học sinh và gia đình từng học tập và sinh sống tại Trường Cán bộ dân tộc miền Nam nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập trường và kỉ niệm 65 năm học sinh miền Nam trên đất Bắc

Bài liên quan

Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Hậu Giang: Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Bình lần thứ III

Tuyên dương 63 thầy cô tiêu biểu dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số

Tuyên dương 120 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu 2019

Học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số "hội tụ, kết nối và lan tỏa"

Cắt băng khánh thành Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Ảnh: Mạnh Sỹ
Cắt băng khánh thành Khu di tích lịch sử Trường Cán bộ dân tộc miền Nam tại huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; Ảnh: Mạnh Sỹ

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, với tầm nhìn chiến lược và sự sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, tháng 5/1955, Chính phủ đã quyết định thành lập Trường Dân tộc Trung ương.

Đến năm 1960, để đáp ứng tình hình mới, Trường Dân tộc Trung ương được chia tách thành Trường Cán bộ dân tộc miền Nam và trường Dân tộc Trung ương. Trường Cán bộ dân tộc miền Nam đóng tại Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình), do Ban Dân tộc Trung ương (nay là Ủy ban Dân tộc) quản lý; trường Dân tộc Trung ương trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong giai đoạn 1954-1975, Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức đưa hơn 32.000 con em đồng bào miền Nam ra miền Bắc để học tập văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có hơn 2.000 con em các dân tộc miền Nam tập kết ra Bắc. Hầu hết trong số này đều đến từ vùng sâu, vùng xa, miền núi vô cùng khó khăn từ vỹ tuyến 17 (sông Bến Hải, Quảng Trị) trở vào, học ở Trường Cán bộ dân tộc miền Nam, trực thuộc Ban Dân tộc Trung ương, nay là Ủy ban Dân tộc. Nhà trường đã đứng chân ở nhiều địa bàn khác nhau, như: Hà Nội, Hoà Bình, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên), Lạng Sơn...

Ông K’sor Phước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cựu học sinh Trường Cán bộ dân tộc miền Nam xúc động chia sẻ: Học sinh khi nhập trường hầu hết chưa biết chữ và biết tiếng phổ thông, nhiều cái còn bỡ ngỡ, tình cảm thiếu thốn, xa quê hương, xa gia đình. Nhờ ơn Đảng, Bác Hồ, sự quan tâm kịp thời của lãnh đạo Ban Dân tộc Trung ương, đội ngũ giáo viên và học sinh Trường Cán bộ Dân tộc miền Nam đã vượt khó học tập. Học sinh của trường đã đóng góp cho sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng, đất nước nói chung.

Thành quả mô hình giáo dục học sinh miền Nam trên đất Bắc nói chung và Trường Cán bộ dân tộc miền Nam nói riêng đã góp phần tạo nguồn cán bộ đáng kể cho các tỉnh miền Nam, Nam Trung bộ và Tây Nguyên... Nhiều cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã trưởng thành từ đây, trở lại miền Nam, anh dũng chiến đấu, lập nhiều thành tích xuất sắc, một số đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh và Trung ương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khẳng định: Nhìn lại lịch sử 60 năm đã qua, bài học chiến lược về đào tạo cán bộ cho cách mạng miền Nam vẫn còn nguyên giá trị. Chủ trương của Đảng, Bác Hồ và Nhà nước là vô cùng đúng đắn khi trong thời điểm cam go đã nghĩ đến giai đoạn tiếp theo, đưa học sinh miền Nam ra học tập trên đất Bắc. “Nếu không có chủ trương đúng đắn ấy, chắc sẽ không có đội ngũ cán bộ cho miền Nam sau khi giải phóng và ngay cả đến tận bây giờ”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến, từ bài học kinh nghiệm này, công tác đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số tiếp tục được nghiên cứu, phát huy. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14, phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh phải mở rộng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, bán trú, trường Dự bị đại học... để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đó là một trong những yếu tố nền tảng, để thực hiện thắng lợi nguyên tắc căn bản nhất của công tác dân tộc; đồng thời cũng là con đường ngắn nhất để thực hiện xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với mặt bằng chung của cả nước.

Đọc thêm

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Xem thêm