Tag

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Tiêu điểm 07/05/2025 08:08
aa
Trong hành trình cách mạng vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm sâu nặng và sự quan tâm đặc biệt đến các lực lượng vũ trang Nhân dân, trong đó có Hải quân Nhân dân Việt Nam - lực lượng góp phần quan trọng giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Điện Biên tích cực bảo tồn, vun đắp, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc Điện Biên sắp khánh thành Cột cờ A Pa Chải

Ba lần Bác thăm Bộ đội Hải quân không chỉ là những mốc son lịch sử mà còn để lại tình cảm yêu mến, những lời căn dặn ân tình, sâu sắc, trở thành "kim chỉ Nam" cho biết bao thế hệ chiến sĩ vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm bộ đội Hải quân (1959). Ảnh tư liệu: TTXVN

Những lời động viên, căn dặn ân tình, sâu sắc

Năm 1954, khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai. Trước bối cảnh và yêu cầu mới của cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy cần phải xây dựng một lực lượng hải quân chính quy, trở thành nòng cốt cho cuộc chiến tranh Nhân dân trên biển, đồng thời là lực lượng, tuyến chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ bờ bể (tiền thân của Quân chủng Hải quân) với nhiệm vụ: giúp Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo bộ đội phòng thủ bờ biển; đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ; sản xuất các dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển rồi chuyển giao cho các liên khu (sau này gọi là quân khu).

Ngày 24/1/1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 320/NĐ thành lập Cục Hải quân thay cho Cục Phòng thủ bờ biển với chức năng, nhiệm vụ: là cơ quan giúp Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh nghiên cứu, thực hiện kế hoạch xây dựng và chỉ huy lực lượng hải quân, quản lý các quân cảng, bảo vệ hải phận miền Bắc trong thời bình, phối hợp với các binh chủng và lực lượng vũ trang các địa phương chiến đấu trong thời chiến.

Đến ngày 3/1/1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 01/QP thành lập Bộ Tư lệnh Hải quân. Từ đây, hải quân chính thức trở thành một Quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt trong việc phòng thủ bảo vệ an ninh trên biển, đảo và thềm lục địa của đất nước.

Ngay từ những ngày đầu xây dựng lực lượng hải quân, dù bận rộn với nhiều công việc trọng đại của đất nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm, gửi thư động viên và trực tiếp đến thăm, chỉ đạo công tác xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Trong buổi nói chuyện với các đơn vị quân đội tại quân khu bộ quân khu 4, ngày 15/6/1957, Bác đã khen ngợi bộ đội ta: “Các cô, các chú đã cố gắng bảo vệ mặt biển, biên giới của Tổ quốc, cùng Nhân dân giữ gìn an ninh trật tự, đó là một thành tích đáng khen”. (1)

Ngày 7/8/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dự và phát biểu tại lễ tuyên dương các đơn vị phòng không và hải quân đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng giặc Mỹ trên bầu trời miền Bắc. Bác khen ngợi: “Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay Mỹ và bắn hỏng 3 chiếc, vừa rồi lại nghe tin 4 chiếc máy bay Mỹ đến Biên Hòa bị hỏng. Các chú đã bắt sống phi công Mỹ, đánh đuổi tàu chiến Mỹ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt” (2). Bác cũng nhắc nhở: “Các chú đã thu được thắng lợi vẻ vang nhưng chớ vì thắng lợi mà tự mãn, chủ quan khinh địch” (3); “Các chú phải tiếp tục đẩy mạnh mọi mặt công tác và luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”. (4)

Nhân dịp hải quân ta tròn 10 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng viết thư động viên gửi cán bộ và chiến sĩ hải quân đăng trên báo Nhân dân (số 4147), ngày 11/8/1965. Trong thư, Bác viết: “Bác rất vui lòng khen ngợi thành tích vẻ vang về xây dựng và chiến đấu của các chú. Tuy còn non trẻ, nhưng nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự tin yêu, giúp đỡ của Nhân dân, sự cố gắng không ngừng của mình, hải quân ta đã anh dũng chiến đấu, tích cực diệt địch, bắn rơi máy bay và đánh đuổi tàu chiến Mỹ, đoàn kết lập công, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ vùng trời và vùng biển của Tổ quốc. Các chú đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc ta”. (5)

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Không chỉ chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam, viết thư thăm hỏi, động viên các cán bộ chiến sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn 3 lần trực tiếp đến thăm các đơn vị hải quân vào các năm 1959, 1961 và 1962.

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị Hải quân Nhân dân (1959). Ảnh tư liệu: TTXVN

Lần thứ nhất năm 1959

Hai tháng sau khi Cục Phòng thủ bờ bể chuyển thành Cục Hải quân, ngày 30 và 31/3/1959, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đến thăm Bộ đội Hải quân ở Trường Huấn luyện Hải quân và một số hòn đảo ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

Trong chuyến thăm, Bác ân cần hỏi thăm, quan tâm đến từng cán bộ, chiến sĩ. Bác “xẻ cơm nếp và thịt rang mang từ Hà Nội xuống cho các đồng chí làm nhiệm vụ dưới tàu”; Bác “rót nước và chia kẹo cho từng cán bộ, chiến sĩ”; “Biết bộ đội trên đảo thiếu nước ngọt và sách báo, Bác bảo đồng chí cán bộ Tổng cục Hậu cần đi theo phải nghiên cứu, đảm bảo sao cho mỗi tuần anh em có thể tắm hai lần bằng nước ngọt và hứa sẽ gửi tặng cán bộ chiến sĩ trên đảo một chiếc máy thu thanh”.

Bên cạnh sự quan tâm, Bác cũng ân cần căn dặn, nhắc nhở và gửi gắm những trách nhiệm to lớn cho lực lượng hải quân: “Các thủy thủ phải yêu biển, đã có tàu phải chịu khó học tập kỹ thuật để sử dụng tàu cho tốt, chiến đấu cho giỏi”; “các cán bộ, chiến sĩ phải cố gắng khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, an tâm với nhiệm vụ, tích cực học tập quân sự, chính trị, văn hóa, tăng gia sản xuất để cải thiện sinh hoạt, đời sống”. Đặc biệt, sau khi đi thăm nơi làm việc, nhà nghỉ, nhà bếp, sân tập của Trường huấn luyện Hải quân, nói chuyện với giáo viên, học viên nhà trường Bác căn dặn: "Phải học tập phấn đấu không ngừng để bản thân tiến bộ và xây dựng hải quân mau chóng trưởng thành”. (6)

Những lời dạy của Bác không chỉ mang tính chỉ đạo mà còn thể hiện sự yêu thương, kỳ vọng lớn lao đối với lực lượng Hải quân, trở thành kim chỉ nam cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ hải quân trong thời kỳ đầu xây dựng lực lượng.

Lần thứ hai năm 1961

Ngày 16/3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm Vịnh Hạ Long và một đơn vị hải quân Việt Nam. Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ hải quân, Bác căn dặn: “Bờ biển ta có vị trí rất quan trọng. Vì vậy, nhiệm vụ của hải quân trước mắt cũng như lâu dài rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Phải biết cách đánh phù hợp với điều kiện con người, địa hình bờ biển nước ta và vũ khí trang bị mình có. Hải quân ta phải học tập kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống đánh giặc xưa kia của tổ tiên”. (7)

Lời dạy thể hiện tầm nhìn xa rộng về vai trò chiến lược của biển đảo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi đất nước còn bị chia cắt. Việc Bác nhấn mạnh cách đánh phải phù hợp với điều kiện con người, địa hình, vũ khí của ta đã thể hiện rõ tư tưởng quân sự linh hoạt, bám sát thực tiễn, lấy yếu thắng mạnh, lấy nhỏ thắng lớn của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng thời, Bác nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ hải quân phải biết học hỏi kinh nghiệm chiến đấu hiện đại nhưng không được quên truyền thống chống giặc ngoại xâm oai hùng của cha ông. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, giữa đổi mới và bản sắc, làm nền tảng cho sự trưởng thành bền vững của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam trên hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lần thứ ba năm 1962

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đội chiếc mũ Hải quân Nhân dân Việt Nam khi đến thăm một đơn vị Hải quân đang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển Tổ quốc, ngày 22/1/1962. Ảnh: TTXVN

Lần thứ ba, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm lực lượng hải quân là ngày 13/11/1962. Bác thăm căn cứ hải quân tại đảo Vạn Hoa, Quảng Ninh. Tại đây, Bác kể cho cán bộ, chiến sĩ hải quân nghe về danh tướng Trần Khánh Dư thời Trần dùng mưu đánh chiếm đoàn thuyền tiếp lương của quân Nguyên sang xâm lược nước ta và căn dặn: “Là chiến sĩ hải quân, các chú phải biết yêu quý đảo như nhà mình, chịu khó cải tạo xây dựng thành những mảnh đất vừa giàu, vừa đẹp, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho đất nước”. (8)

Lời dạy của Bác đã cổ vũ lòng yêu nước, yêu quê hương của các chiến sĩ, tinh thần gìn giữ biển, đảo như gìn giữ chính nhà mình.

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân là ba mốc lịch sử, không chỉ để lại những lời dặn ân cần, những chỉ dẫn sâu sắc về chiến lược, tư tưởng tổ chức lực lượng, mà còn là minh chứng cho tấm lòng bao la của Bác với biển đảo quê hương.

Trong suốt hành trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Hải quân Nhân dân Việt Nam luôn khắc ghi và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lực lượng hải quân đã lập nên những chiến công lừng lẫy: Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964; cùng Nhân dân cả nước anh dũng đánh bại cuộc phong tỏa bằng thủy lôi của đế quốc Mỹ trên sông biển miền Bắc; viết nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển - con đường chiến lược vận chuyển vũ khí, cán bộ, chiến sĩ chi viện cho miền Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt…

Những chiến công ấy không chỉ là biểu tượng của ý chí thép và sự sáng tạo quân sự, mà còn là những kỳ tích chiến lược mang tầm vóc thời đại Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn chiến đấu hào hùng ấy, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng, mưu trí sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến quyết thắng”.

Ngày nay, những người lính hải quân vẫn ngày đêm bám biển, giữ đảo. Trong mỗi hải trình tuần tra, trong từng ca trực, những lời chỉ dạy của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị như ngọn hải đăng soi sáng từng trưởng thành của Hải quân Nhân dân Việt Nam.


(1): Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội - 2011, tập 10, tr. 628

(2) (3) (4): Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, tập 14, tr. 366-367

(5): Hồ Chí Minh Toàn tập, sđd, tập 14, tr. 597

(6) Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội-2009, tập 7, tr. 247-249

(7) (8) Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, sđd, tập 8, tr. 46, 310

Đọc thêm

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình Tiêu điểm

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình".
Khí phách Việt Nam viết tiếp bản anh hùng ca trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Khí phách Việt Nam viết tiếp bản anh hùng ca trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Ngày 30/4/1975 là mốc son chói lọi trong hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 50 năm sau, bản hùng ca thống nhất vẫn ngân vang trong tâm thức mọi người dân như một lời hiệu triệu cho khát vọng phồn vinh, ý chí tự cường và sứ mệnh kế thừa của thế hệ hôm nay. Lịch sử truyền cảm hứng; hiện tại đòi hỏi trách nhiệm; kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam đang chờ được kiến tạo bằng bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng lớn lao.
Sức mạnh và tầm vóc thời đại Tiêu điểm

Sức mạnh và tầm vóc thời đại

TTTĐ - Sáng nay (30/4), TP Hồ Chí Minh chính thức diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Chương trình diễn ra với không khí hào hùng, trang trọng, thể hiện sức mạnh và tầm vóc mang tính thời đại trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh, Việt Nam tiếp tục lập những kỳ tích trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh, Việt Nam tiếp tục lập những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Tiêu điểm

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài học trường tồn từ bản anh hùng ca Đại thắng mùa Xuân 1975* Tiêu điểm

Bài học trường tồn từ bản anh hùng ca Đại thắng mùa Xuân 1975*

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường có bài viết chia sẻ về những bài học về xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân vững mạnh trong kỷ nguyên mới. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng Tiêu điểm

Phát biểu của Tổng Bí thư tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng

Sáng 21/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách khu vực miền Nam.
TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Sáng 21/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm