Tag

5 món ăn ngày Noel được nhiều người yêu thích nhất

Văn hóa 20/12/2020 18:00
aa
TTTĐ - Noel là dịp lễ quan trọng số 1 tại các nước phương Tây. Trong dịp đặc biệt này, người dân ở các nước Anh, Pháp, Đức, Ý… thưởng thức rất nhiều món ăn đặc biệt khác nhau. Bài viết dưới đây giới thiệu 5 món ăn ngày Noel được nhiều người yêu thích nhất.
Tổng hợp 10 lời chúc Noel hay nhất, ý nghĩa nhất Noel 2020 ngày nào? Ngày Noel ăn gì?

Gà tây

Gà tây (Turkey) được xem là món ăn không thể thiếu trên bàn ăn trong ngày Noel. Gà tây sau khi được làm sạch sẽ được tẩm ướp gia vị. Sau đó, đầu bếp sẽ thực hiện đút lò hoặc quay đến khi lớp da vàng xuộm, thơm phức. Noel sẽ không phải là Noel nữa nếu trên bàn ăn thiếu vắng đi món gà tây.

Theo phương diện lịch sử, gà tây lần đầu tiên được nhà thám hiểm Sebastian Cabot mang đến Anh vào thế kỷ 16 và sau đó nó dần phổ biến trên bàn tiệc Giáng sinh của người dân nơi đây. Đến năm 1788, món gà tây phổ biến tại Úc và tới nay món ăn này phổ biến toàn phương Tây.

Bàn tiệc Noel không thể thiếu món gà tây
Bàn tiệc Noel không thể thiếu món gà tây

Bánh khúc cây

Bánh khúc cây là món ăn người phương Tây ghi nhớ đến lễ hội Yule thời xa xưa. Hình dạng của bánh tượng trưng cho khúc gỗ Yule mà người xưa dùng đốt suốt 12 ngày đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Do vậy, người phương Tây quan niệm rằng, bánh khúc cây biểu trưng cho sự ấm áp của mặt trời cũng như những điều may mắn trong cuộc sống.

Về hình dạng, những chiếc bánh khúc cây có phủ socola nâu đen bên ngoài, hương vị ngọt ngào.

Kẹo que bạc hà

Hình dạng của món ăn ngày Noel này giống như một chiếc gậy tí hon với 2 màu hồng – trắng hoặc trắng – xanh lá cây xen kẽ. Trước đây, kẹo que bạc hà chỉ có hình thẳng và chỉ có màu trắng đơn thuần. Đến năm 1670, Cologne Cathedral – một người đội trưởng đội hợp xướng đã tạo ra những chiếc kẹo hình gậy để tặng cho người chăn cừu và ca sĩ của mình.

Màu sắc của kẹo que bạc hà tượng trưng cho những điều khác nhau. Màu trắng tượng trưng cho sự trong trắng và thánh thiện của Chúa Giê-su. Những sọc đậm màu tượng trưng cho máu của Chúa. Đặc biệt, nếu lật ngược cây kẹo bạc hà, bạn sẽ thấy chữ J – chữ cái đầu tên của Chúa Giê-su.

Bánh gừng

Quốc gia ưa chuộng món bánh gừng trong ngày Noel nhất thế giới là Đức. Lấy cảm hứng từ câu chuyện về Hansel và Gretel trong truyện cổ tích Grimm, các nghệ nhân làm bánh ở Đức đã làm ra những ngôi nhà bánh gừng cực kỳ ngọt thơm. Kể từ đó đến nay, hàng trăm hàng nghìn cuộc thi làm nhà bánh gừng được tổ chức trên khắp thế giới.

Người Châu Âu thời xưa có thói quen tạo ra những chiếc bánh gừng nhỏ tượng trưng cho Mặt Trời như một cách để mừng ngày Đông chí. Khi đó, món ăn Noel này chỉ đơn thuần làm bằng gừng, vụn bánh mỳ, đường… Sang thế kỉ 16, bánh gừng được người Anh cải tiến khi thay vụn bánh mỳ bằng bột cũng như bỏ thêm vào đó trứng để bánh thêm xốp hơn. Từ đây, chiếc bánh gừng ngày càng nổi tiếng và được yêu thích hơn.

Bánh pudding

Ở thế kỷ 15, nguyên liệu để làm nên bánh pudding là mận, thịt bê thái nhỏ, rượu vang, thảo dược, vụn bánh mỳ, hành rau và thêm vào trái cây khô cùng gia vị. Sang đến thế kỷ 16, các loại nguyên liệu như rau và thịt dần dần được thay thế. Đến thế kỷ 19, thành phần và hương vị của những chiếc bánh pudding mới thật sự rất gần gũi với hương vị ngày nay.

Khi làm bánh pudding trong ngày Noel, người đầu bếp còn đặc biệt cho thêm vài hạt đậu hoặc đồng xu nhỏ vào nhân bánh. Người ta tin rằng nếu ai ăn được phần bánh này thì họ sẽ gặp may mắn cả năm.

Bài viết đã giới thiệu tới bạn 5 món ăn ngày Noel được nhiều người yêu thích nhất. Hy vọng với những gợi ý trên, bạn đã có thể xây dựng thực đơn bữa tiệc Noel của gia đình mình.

Đọc thêm

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Một trong những điểm nhấn quan trọng trong dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (Thực hiện Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) là các chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển công nghiệp văn hóa, đặc biệt là việc dành ưu tiên trong quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, cũng như hỗ trợ nguồn lực cho các dự án đầu tư mới vào ngành công nghiệp văn hóa.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Quân khu 7 tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, nhân dịp lễ 30/4, Quân khu 7 sẽ tổ chức chuỗi các chương trình nghệ thuật tái hiện lại những giai thoại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Xem thêm