4 nước Châu Á cùng tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
Tổ chức đợt chiếu phim nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 |
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) vừa công bố kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo khoa học, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 2022). Lễ kỷ niệm dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 1/7/2022.
Các nhà khoa học của 4 nước vừa nêu sẽ tham dự hội thảo khoa học quốc tế về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu do Việt Nam tổ chức. Theo kế hoạch của UNESCO, các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tập trung ở tỉnh Bến Tre - nơi ông sinh sống và sáng tác một thời gian dài cho đến ngày qua đời.
Trong dịp này UNESCO sẽ phối hợp với các cơ quan văn hóa của Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động gồm các hội thảo khoa học, tổ chức triển trưng bày các tư liệu về hoạt động của nhà thơ, công diễn các tác phẩm sân khấu hóa về hình tượng Nguyễn Đình Chiều, giới thiệu diễn ngâm những tác phẩm thơ văn của ông đến với công chúng.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ - nhà văn lớn của dân tộc, ông đã đóng góp rất nhiều tác phẩm có giá trị vào kho tàng văn học Việt Nam. Ông còn biết đến là một người có lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc, quyết giữ trọn lòng trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông-"Lục Vân Tiên" |
Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) và mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến Tre).
Ông xuất thân trong gia đình nhà Nho hiếu học, từ nhỏ đã rất thông minh và chăm chỉ. Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiều gặp nhiều bất hạnh, cực khổ. Ông bị mù lòa trong lần về chịu tang mẹ. Vì quãng đường xa, thời tiết thất thường khiến ông bị ốm và hỏng đôi mắt.
Sau khi trở về quê, ông gạt bỏ mọi khó khăn, vực dậy mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Là một người vừa tài năng vừa đức độ nên danh tiếng của ông vang khắp lục tỉnh.
Thơ văn của ông luôn mang nặng lý tưởng đạo đức nhân nghĩa, giá trị làm người trong cuộc sống từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân đồng thời ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước.
Hầu hết các tác phẩm chính của ông đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông đó chính là tác phẩm “ Lục Vân Tiên” . Đây là tác phẩm rất ý nghĩa và đặc sắc mang đến cho người đọc biết bao bài học thấm thía về đạo lí, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác kẻ thù như: "Chạy giặc", "Ngư tiều y thuật vấn đáp", "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"...
Nguyễn Đình Chiểu đã có những cống hiến rất to lớn cho dân tộc, cho nền văn học nước nhà. Ông là một tấm gương sáng ngời về ý chí nghị lực phi thường, về đạo đức làm người và lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của ông sẽ luôn sống mãi trong lòng người dân đất Việt.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc
