Tag

11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội lần II"

Người Hà Nội 17/10/2023 13:49
aa
TTTĐ - Sáng 17/10, Ban Tổ chức Cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội" đã tổ chức lễ trao giải và vinh danh 11 tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất.
Lần đầu tiên tổ chức cuộc thi "Tiếng hát Việt toàn cầu" Hào hứng cuộc thi “Chiến sĩ PCCC&CNCH năm 2023” tại khu công nghiệp Nam Tân Uyên Cuộc thi Hoa hậu Trái đất - Miss Earth trở lại Việt Nam sau 12 năm

Đông đảo tác giả trong và ngoài nước tham gia

Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ II năm 2023 do báo NTNN/Điện tử Dân Việt phát động ngày 26/4/2023 với quy mô lớn hơn, giá trị giải thưởng cao hơn. Giải Nhất Cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội lần thứ II" có giá trị 20 triệu đồng, gấp đôi so với cuộc thi lần thứ nhất.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết: Trong 4 tháng tổ chức, tính đến ngày 25/9, Ban Thư ký cuộc thi đã nhận được hơn 1.000 bài viết của độc giả, với hàng trăm tác phẩm chất lượng đã được đăng tải trên chuyên mục "Hà Nội Hôm nay/Báo Điện tử Dân Việt".

Các đại biểu tham dự buổi lễ trao giải Cuộc thi Ký ức Hà Nội lần II năm 2023
Các đại biểu tham dự buổi lễ trao giải Cuộc thi Ký ức Hà Nội lần II năm 2023

Trong đó, tác giả nữ chiếm 60% tổng số tác giả gửi bài dự thi. Tác giả cao tuổi nhất là PGS Hà Đình Đức, 83 tuổi, nguyên là Giảng viên cao cấp tại khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tác giả nhỏ tuổi nhất là em Thiều Nguyễn Vĩ Dạ, học sinh lớp 6D trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lăk.

Ngoài những chủ đề viết về Hà Nội, về văn hóa, con người, nét ẩm thực, không gian sống, chuyện về người bà, người mẹ gánh hàng rong bán dạo trên phố… thì nét mới của cuộc thi năm nay so với cuộc thi lần thứ nhất là giải thưởng lớn hơn, số lượng Ban giám khảo cũng nhiều hơn.

Đặc biệt, Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ II có nhiều bài viết của các giáo sư, chuyên gia như bài: "Một thời không quên, giáo sư nuôi lợn ở tầng 4 của khu tập thể" của PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính. Ngay sau khi bài viết đăng tải, đã có nhiều tác giả coment, gửi gmail bày tỏ sự đồng cảm, cảm động về câu chuyện kể trong bài viết.

11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết
Nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt phát biểu tại lễ trao giải cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội"

Hay như tác phẩm "Đông Anh ngày ấy và bây giờ" kể về một vùng ngoại ô của Hà Nội những năm bao cấp, với nhiều hình ảnh, chi tiết xúc động về con người, nét sinh hoạt…

Tác phẩm "Giao thông Thủ đô những năm thập niên 90" của tác giả Trần Hữu Minh - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng giúp nhiều người dân hình dung về các phương tiện giao thông thời kỳ bao cấp, thời kỳ đổi mới, quá trình phát triển của các phương tiện giao thông Thủ đô.

Các tác giả được trao giải, vinh danh tại cuộc thi
Các tác giả được trao giải, vinh danh tại cuộc thi

Ngoài ra, điều rất rất đáng quý, Ban Tổ chức cuộc thi nhận được rất nhiều bài viết của các tác giả không sinh sống ở Hà Nội, trong đó có cả những tác giả đang sinh sống tại Hàn Quốc.

Trong hơn 1.000 email bạn đọc gửi về, từ ngày 29/9/2023, Ban Thư ký cuộc thi “Ký ức Hà Nội” lần II đã gửi 30 bài dự thi qua vòng sơ loại đến Ban Giám khảo. Sau một tuần làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, khách quan, Ban Giám khảo Cuộc thi viết “Ký ức Hà Nội” đã chấm điểm, chọn ra 11 tác phẩm chất lượng để trao giải.

11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết

Cuộc thi viết "Ký ức lần thứ II" năm 2023, Ban Tổ chức đã mời thêm các nhà báo, nhà Hà Nội học có uy tín tham gia vào Ban Giám khảo. Số lượng thành viên Ban Giám khảo năm nay là 7, tăng 2 thành viên so với cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ nhất.

11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết
11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết
Thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi Ký ức Hà Nội lần thứ II năm 2023 bao gồm: Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo; Nhà báo Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Phó Trưởng Ban Giám khảo; Nhà báo Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập Báo Hà Nội mới, Ủy viên BGK, Ủy viên; Nhà sử học Dương Trung Quốc - Ủy viên BGK; PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy viên BGK; Bà Trần Thị Mai Dung - Trưởng phòng Báo chí Xuất bản Truyền thông (Sở TT&TT Hà Nội), Ủy viên BGK; Nhà báo, Nhà văn, Nhà Hà Nội học Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Giám khảo.

Lan tỏa những ký ức về Thủ đô yêu dấu

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng Ban Giám khảo cho hay, cuộc thi “Ký ức Hà Nội”, không chỉ là của người Hà Nội mà của người Việt ở khắp mọi miền đất nước và cả ở trên toàn cầu. Hà Nội là vùng đất thiêng liêng nhất đối với mỗi người.

Ký ức Hà Nội thực tế là một đề tài lớn, cũng bởi vậy có nhiều tác giả từ Hàn Quốc đã gửi bài dự thi, thể hiện tình yêu với Hà Nội một cách sâu sắc.

11 tác giả, tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi viết
Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng ban Giám khảo Cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội" lần II chia sẻ tại Lễ trao giải cuộc thi

Trưởng ban Giám khảo cũng nhận xét, cuộc thi viết "Ký ức Hà Nội" được tổ chức như viết nên một trang sử mới. Một trang sử rất đẹp với những dấu tích còn lẩn khuất trong lòng dân. Chính người dân sẽ cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý giá, để tất cả mọi người hiểu thêm về Hà Nội, Thủ đô văn hiến.

“Các bài viết thuần túy là những có bài báo, chất văn chương ít, có bài ít chữ nhưng lại khắc họa được vẻ đẹp của Hà Nội rất bình dị, thân quen, tràn ngập yêu thương. Tôi rất ấn tượng”, nhà thơ Trần Đăng Khoa, Trưởng ban Giám khảo chia sẻ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng bày tỏ sự ấn tượng với tác phẩm Ký ức với cụ rùa ở Hồ Gươm của GS Hà Đình Đức bởi không ai ở Hà Nội có thể hiểu về rùa Hồ Gươm hơn "cụ" cả; Trong bài viết có chi tiết bao giờ rùa nổi đều có sự kiện nào đó chứ không phải rùa nổi vì thời tiết.

"Tôi đề nghị có cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III, lần thứ IV, lần thứ V và nhiều hơn nữa để chúng ta có thể ghi hết được các vẻ đẹp, câu chuyện về Hà Nội. Trải qua hai cuộc thi mới đi vào cái nhỏ bé, xinh xinh nhưng lại ra toàn bộ văn hóa Hà Nội", nhà thơ Trần Đăng Khoa mong muốn.

Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại lễ trao giải
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ tại lễ trao giải

Tại lễ trao giải, Nhà sử học Dương Trung Quốc - thành viên Ban giám khảo cho biết, Hà Nội với một đô thị 10 triệu dân, mọi người đều coi nơi đây là nơi hội tụ, ký ức rất vô vàn. Làm sao bóc tách được ký ức đó, làm cho con người yêu thêm vẻ đẹp này là mục đích của cuộc thi.

"Đối với tôi, những ký ức được nhắc đến trong các bài viết là chất liệu mà không nguồn tư liệu nào thay thế được. Những cuộc thi như thế này tưởng nhỏ nhưng rất quý, nó như hạt phù sa tích góp lại, tạo thành màu mỡ của đất Hà Nội.

Chúng ta chứng kiến những thay đổi của Thủ đô, nhưng những thay đổi trong lòng con người thì khó tìm thấy. Tôi cho rằng nên tập hợp những tác phẩm đoạt giải thành một tuyển tập để lưu giữ, bởi những gì đọng lại là niềm tự hào của chúng ta", nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.

Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến phát biểu ý kiến tại lễ trao giải
Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Ngọc Tiến phát biểu ý kiến tại lễ trao giải

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Tiến - nhà nghiên cứu Hà Nội, thành viên Ban Giám khảo cũng cho biết, khi đọc các bài thi, ông thấy có nhiều thứ quen thuộc, nhưng cũng có những thứ mình chưa biết đến. Vì thế, ông đã chấm 4 bài có điểm 10 tuyệt đối.

"Những bài thi có ký ức mang tính cộng đồng tôi sẽ chấm cao hơn. Họ mang lại sự đồng cảm, khiến cho nhiều người cùng xúc động. Ban tổ chức nên mở rộng cuộc thi, khơi rộng ra vùng ngoại ô cũng có rất nhiều câu chuyện hay", ông Nguyễn Ngọc Tiến nếu ý kiến.

Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Trương Quý bày tỏ về ký ức Hà Nội
Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Trương Quý bày tỏ về ký ức Hà Nội

Cũng tại lễ trao giải, Nhà nghiên cứu Hà Nội Nguyễn Trương Quý tâm sự: "Tôi nhớ cách đây hơn 1 tháng, tôi có nói chuyện với các em học sinh cấp 2, 3 về Hà Nội, các em rất quan tâm.

Vì vậy, cuộc thi hoàn toàn có cơ sở tạo ra lớp lang để đưa vào nghiên cứu. Bởi có những thứ về Hà Nội tôi muốn tìm lại nhưng không thể tìm qua sách, báo. Nhưng những thứ đó hoàn toàn có thể tìm lại qua những ký ức của con người. Nếu chúng ta tăng cường tương tác thì có thể lên đến vài nghìn bài viết. Xin chúc mừng Ban Tổ chức với cuộc thi thành công này".

Cuộc thi ký ức Hà Nội lần II được tổ chức nhằm góp phần lan tỏa tình yêu, cảm xúc, ký ức, kỷ niệm về Thủ đô của những người đã, đang và sẽ gắn bó với trái tim của cả nước.

Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ II bao gồm: 1 Giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; 2 Giải Nhì mỗi giải trị giá 10 triệu đồng; 3 Giải Ba mỗi giải trị giá 7 triệu đồng; 5 giải Khuyến khích mỗi giải trị giá 5 triệu đồng.

Từ những thành công của Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần II 2023, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ xem xét, nghiên cứu tổ chức Cuộc thi viết “Ký ức Hà Nội” lần thứ III năm 2024, với tinh thần lan tỏa, hiệu quả.

Tác phẩm Một thời không quên, giáo sư nuôi lợn ở tầng 4 của khu tập thể của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Nam Định) đạt giải Nhất.

Hai tác phẩm đạt giải Nhì bao gồm: Tác phẩm Kỷ niệm gần 30 năm gắn bó với cụ rùa Hồ Gươm của PGS Hà Đình Đức (TP Hà Nội) và Phiếu bé ngoan - một thời và mãi mãi của tác giả Lê Hồng Quang (TP Hà Nội).

Ba tác phẩm đạt giải Ba gồm: Món nợ ân tình với bà chủ trọ phố Đê La Thành của tác giả Vũ Văn Tặng (Bà Rịa - Vũng Tàu); Cuộc gặp gỡ xúc động giữa cựu binh Mỹ và ông chủ quán cà phê ở Bát Tràng của tác giả Nguyễn Thị Thu (Hà Tĩnh); Thiêng liêng buổi lễ thượng cờ, hạ cờ của tác giả Ngô Đức Quang (Quảng Ngãi).

Năm tác phẩm đạt giải Khuyến khích gồm: Một vùng ngoại thành Thủ đô ngày ấy, bây giờ của tác giả Nguyễn Văn Ất (TP Hà Nội); Sống ở "phố nhà binh" của tác giả Lữ Thị Mai (TP Hà Nội); Chiếc bảng đen chan chứa tình cảm ở khu tập thể của tác giả Huỳnh Thị Ánh Tuyết (TP Hồ Chí Minh); Giao thông Thủ đô những năm thập niên 90 của tác giả Trần Hữu Minh (TP Hồ Chí Minh); Cô sinh viên xứ Nghệ và những ký ức nặng lòng về Thủ đô tác giả Lê Thị Thương Huyền (Hà Tĩnh).

Đọc thêm

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng Nhịp điệu cuộc sống

Gom phù sa ươm những hạt mầm vàng

TTTĐ - Là nơi nối tiếp những thế hệ ra đời, sinh sống và tạo nên lớp lớp chủ thể văn hóa cho mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, những gia đình Hà Nội hàng ngàn năm nay lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống quý báu, tạo nên hồn cốt thanh lịch không nơi nào có được. Đất lành trồng nên những hoa thơm, triệu bông hoa thanh lịch nở từ những đài hoa được vun trồng đầy trân trọng ấy…
Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử Người Hà Nội

Thêm những nụ cười, giảm áp lực thi cử

TTTĐ - Kì thi tốt nghiệp THPT mang đến khá nhiều áp lực cho cả thí sinh và người nhà. Sự động viên, hỏi thăm, cổ vũ, trợ giúp của gia đình, bạn bè, các lực lượng chức năng và thanh niên tình nguyện đã góp thêm cho người trong cuộc những nụ cười để vơi bớt phần nào căng thẳng.
Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Xem thêm