Tag

10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi

Kinh tế 17/09/2019 09:43
aa
 TTTĐ – Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô có nhiều khởi sắc, kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, tư duy thay đổi theo hướng tích cực. Trong giai đoạn tiếp theo, Hà Nội sẽ hướng tới mục tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao.

10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tham quan mô hình sản xuất rau mầm ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thường Tín (Hà Nội)

Bài liên quan

Không chủ quan, thỏa mãn, tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Thúc đẩy liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch tại làng cổ Đường Lâm

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác xây dựng nông thôn mới

Đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Tính đến thời điểm này, toàn thành phố Hà Nội có 6 huyện được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. 325/386 xã (chiếm 84,2%) được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 3 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Trong số 61 xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có 9 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, 43 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí. Riêng xã Thạch Hòa (huyện Thạch Thất) nằm trong quy hoạch khu đô thị Công nghệ cao Hòa Lạc nên không tiến hành xây dựng nông thôn mới.

Nhờ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nên sau gần 10 năm triển khai thực hiện, kinh tế xã hội của Thủ đô không ngừng phát triển, đời sống nông dân luôn được được cải thiện và nâng cao. Điều này thể hiện rõ qua mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trong vài năm gần đây có sự cải thiện rõ rệt.

Đơn cử như năm 2018 vừa qua, thu nhập bình quân đầu người của khu vực nông thôn Hà Nội đạt 46,5 triệu đồng/người/năm. Trong đó, nhiều huyện có thu nhập bình quân đầu người cao như: Thạch Thất 58 triệu đồng, Hoài Đức 48,6 triệu đồng, Gia Lâm 47,6 triệu đồng, Đông Anh 47 triệu đồng,... Đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ công tác tại trạm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 87,2%; 100% số xã kết nối Internet và hầu hết các hộ dân đều có điện thoại; 100% số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh...

Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ
Hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ

Về phát triển sản xuất nông nghiệp, hiện ngành nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì được 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 135 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ. Các chuỗi có sự tham gia của doanh nghiệp để xây dựng chuỗi… Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xây dựng được trên 40 nhãn hiệu tập thể được bảo hộ, điển hình là: Gà đồi Ba Vì – Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt cỏ Vân Đình, nhãn Đại Thành...

Bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, thời gian qua, công tác giải quyết việc làm cho người dân cũng được thành phố chú trọng. Từ năm 2016 đến nay, thành phố giải quyết việc làm cho trên 589.000 lượt lao động. Xét duyệt cho vay vốn từ nguồn ngân sách thành phố ủy thác với số tiền trên 2.494,7 tỷ đồng; đưa 10.669 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng...

Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức 542 phiên giao dịch việc làm, có 82.513 lao động được tuyển dụng; Quyết định trợ cấp thất nghiệp cho 156.039 người với số tiền 2.419 tỷ đồng. Khai trương và đưa vào hoạt động 8 điểm giao dịch việc làm vệ tinh; 5 sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2018 chỉ còn 1,91%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 98,6% vượt mục tiêu đề ra đến hết năm 2020 (đạt 95%)...

Nói về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thủ đô, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho hay: "Qua rà soát, chấm điểm tại các địa phương cho thấy, phong trào xây dựng nông thôn mới đã đi vào chiều sâu và bền vững hơn. Ở tất cả các xã được chấm điểm đều thấy có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong việc góp ý, bàn bạc, đóng góp kiến thiết quê hương. Không những vậy, cơ sở hạ tầng ở các xã từng bước được đầu tư cơ bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội".

Gợi ý về hướng đi cho các địa phương trên địa bàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo, ông Nguyễn Văn Chí nói: "Bên cạnh việc sản xuất, mở rộng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn, các địa phương cần nỗ lực hơn nữa để giữ vững và nâng cao tiêu chí sau khi đạt chuẩn. Đặc biệt đề nghị các địa phương lưu ý tiêu chí nâng cao đời sống người dân, bởi đây là cốt lõi làm nên thay đổi thực chất trong xây dựng nông thôn mới".

Tiếp tục phát huy lợi thế

Từ những thành tựu nêu trên, Hà Nội đang hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao. UBND Thành phố đã ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020. Trên cơ sở đó, thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã rà soát, lựa chọn và tổ chức cho các xã đăng ký. Cùng với đó chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.

Đơn cử như tại Đan Phượng, huyện đầu tiên của Thủ đô đạt chuẩn nông thôn mới, trước khi có bộ tiêu chí mới và hướng dẫn của thành phố. Huyện đã triển khai xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại các xã: Song Phượng, Đan Phượng, Liên Trung với những điểm nhấn: Đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận. Trong năm nay, theo kế hoạch Đan Phượng có thêm 7 xã: Đồng Tháp, Phương Đình, Thọ An, Trung Châu, Liên Hà, Tân Hội, Tân Lập đạt xã nông thôn mới nâng cao và năm 2020 có thêm 7 xã: Thượng Mỗ, Hạ Mỗ, Thọ Xuân, Hồng Hà, Liên Hồng đăng ký đạt.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tham quan mô hình trồng bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội)
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tham quan mô hình trồng bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội thời gian qua vẫn còn một số bất cập như: Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng; cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới từ huyện đến xã đều kiêm nhiệm, phần nào ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc. Việc quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai, vệ sinh môi trường khu vực nông thôn còn yếu, đặc biệt ở một số làng nghề chưa có giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu khiến đời sống sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp còn hạn chế trong việc thu hút được các hộ, doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là mối lo của người tiêu dùng.

Để làm tốt hơn nữa, thời gian tới cần thực hiện xây dựng nông thôn mới bảo đảm chất lượng, đồng bộ, hiệu quả, bền vững, gắn kết với phát triển du lịch, phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tập trung các nguồn lực trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia để đẩy nhanh việc đầu tư hạ tầng cho nông thôn, nhất là các lĩnh vực môi trường, xử lý rác, nước thải, cung cấp nước sạch.

Đồng thời tích cực tái cơ cấu nông nghiệp, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao và đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi giá trị. Tập trung hỗ trợ giảm nghèo, đào tạo nghề, tạo thêm việc làm cho nông dân. Các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2019 tập trung quyết liệt xây dựng và hoàn thiện những tiêu chí chưa đạt, cơ bản đạt, phấn đấu năm nay có thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao..., góp phần để nông thôn Thủ đô thật sự trở thành những nơi đáng sống.

Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance Thị trường - Tài chính

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered vừa được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong khuôn khổ Lễ trao Giải Tài trợ Thương mại và Tài trợ Chuỗi Cung ứng 2025 của tạp chí Global Finance. Giải thưởng là minh chứng cho cam kết của Ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính thương mại và tạo ra giá trị thông qua các giải pháp tài chính thương mại sáng tạo trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - Theo kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông thông qua, ROX Key đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Xem thêm