Tag

Xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ gây thiệt hại đặc biệt lớn

Thời sự 20/03/2023 16:00
aa
Ngành tòa án đã xử lý nghiêm, nhất là những vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm; đồng thời chú trọng tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với các bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Sáng 20/3, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án. Trong đó, nội dung thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng nhận được sự quan tâm chất vấn của nhiều đại biểu Quốc hội.

Tại phiên họp, nhấn mạnh việc giải quyết, xét xử các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, trong 5 năm qua (từ 2018 - 2022), các tòa án đã thụ lý 12.723 vụ với 26.376 vụ; đã giải quyết, xét xử được 12.244 vụ với 25.144 bị cáo.

Trong đó, năm 2022, các tòa án đã thụ lý 3.405 vụ với 7.653 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 2.926 vụ với 6.421 bị cáo. Các vụ án kinh tế, tham nhũng mà tòa án đã xét xử chủ yếu là phạm các tội về “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”, “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tham ô tài sản”, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”...

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình.

Theo ông Bình, quá trình giải quyết, các tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đồng thời, chú trọng quyết định tịch thu tài sản do phạm tội mà có, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc thiệt hại.

"Tòa án đã xử lý nghiêm các vụ án, nhất là những vụ án gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã hội rất quan tâm; đồng thời chú trọng tuyên thu hồi tiền, tài sản đối với các bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng", ông Bình cho biết.

Cũng tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) và nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm về việc thực hiện chính sách pháp luật về thi hành ánh và thu hồi tài sản tham nhũng.

Theo đó, các đại biểu chỉ ra rằng, trong thời gian qua việc thu hồi tài sản dẫn vẫn còn ít, chưa đạt kỳ vọng theo mong muốn của Quốc hội và của người dân. Do đó, các đại biểu đề nghị, thời gian tới, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao phối hợp với các cơ quan liên quan như thế nào để mà thu hồi tài sản tham nhũng được nhiều và đạt được theo kỳ vọng của người dân.

Cũng quan tâm đến nội dung này, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) nêu rõ, báo cáo của ngành cho biết một trong những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc giải quyết các vụ án hình sự, kinh tế, tham nhũng là do nhận thức giữa các cơ quan tố tụng về một số vấn đề do quy định của pháp luật còn chưa thống nhất.

Đại biểu đề nghị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết giải pháp căn cơ nhất để khắc phục những hạn chế liên quan đến vấn đề này?

Cũng tại phiên họp, đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hóa) cho biết, việc thu hồi tài sản các vụ án về kinh tế, tham nhũng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ghi nhận. Qua theo dõi, hiện nay một số vụ việc người phải thi hành án có nhiều tài sản và đã được kê biên để đảm bảo thi hành án, nhưng việc thu hồi sản vẫn chậm. Nguyên nhân được cho là vướng mắc trong xử lý tài sản chung, tài sản riêng, đây được coi là một điểm nghẽn.

Đại biểu đề nghị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cho biết quan điểm, hướng xử lý của ngành về vấn đề này? Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Bộ Tư pháp cho biết quan điểm, hướng xử lý về vấn đề trên?

Trả lời các vấn đề đại biểu quan tâm, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn trong việc giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Cụ thể, quá trình giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, các tòa án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền, nghĩa vụ của quản tài viên, việc giám sát hoạt động của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; về tạm ứng chi phí phá sản, chỉ định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, về giải quyết việc đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc liên quan vụ việc phá sản…

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, về tăng cường thu tài sản tham nhũng, trên thế giới cũng như Việt Nam việc thu không hoàn toàn triệt để.

Theo tổng kết 10 năm chúng ta thu được 40% số tài sản tham nhũng. Đây là con số rất đáng ghi nhận, biểu dương của các cơ quan tiến hành tố tụng. Để nâng cao hơn nữa, chỉ thu hồi những tài sản tham nhũng nếu quá trình tố tụng các cơ quan chứng minh được tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

"Muốn thu hồi được thì công tác chứng minh phải rất chất lượng. Do đó nâng cao chất lượng điều tra và kịp thời phong tỏa tài sản. Trên thế giới có cơ chế thu hồi tài sản của nghi can tham nhũng mà không giải trình được nguồn gốc. Nếu làm được điều này có thể tăng cao hơn nữa tỉ lệ thu hồi", ông Bình nói.

Cũng tham gia trả lời tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, về thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, đây là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua đã đạt kết quả tích cực, nhưng còn một số tồn tại, hạn chế.

Theo Bộ trưởng, thời gian tới, cần tăng cường bám sát, thực hiện tốt chỉ thị của Ban Bí thư, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung vào các vụ án lớn đang được xã hội quan tâm, thường xuyên báo cáo Chính phủ để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ này.

Đồng thời, Bộ Tư pháp đề nghị các cơ quan dân cử, Đoàn đại biểu Quốc hội tăng cường quá trình giám sát để tập trung vào việc này; hạn chế tẩu tán, dấu các tài sản tại các vụ tham nhũng, vụ án kinh tế.

Đọc thêm

Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân Tin tức

Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu chuyển từ thụ động phục vụ Nhân dân sang tích cực chủ động phục vụ nhân dân, với định hướng chính quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân.
Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Mặt trận Tin tức

Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Mặt trận

TTTĐ - Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12 - 16/4, Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã có chyến thăm và làm việc tại TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ, nhằm chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động của công tác Mặt trận và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Khai mạc hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11 Tin tức

Khai mạc hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

TTTĐ - Sáng nay (16/4), Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 (khóa XIII).
Ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh Nhân sự

Ông Trần Quang Lâm tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chiều 15/4, tại Hội nghị Thành ủy TP Hồ Chí Minh lần thứ 39, khóa XI, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã trao quyết định của Ban Bí thư về công tác nhân sự: Chỉ định ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông Công chánh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 29/4 Thời sự

Kỳ họp chuyên đề của HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 29/4

TTTĐ - Chiều 15/4, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị thống nhất thời gian, nội dung kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 22) và kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn Tiêu điểm

Tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Lịch sử đã cho thấy tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, đạt được nhiều kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; nhất định sẽ kế thừa, phát huy cao độ truyền thống cha ông, tiếp tục nỗ lực phấn đấu đạt được những kỳ tích mới trong tương lai.
Việt Nam - Trung Quốc ra Tuyên bố chung Tin tức

Việt Nam - Trung Quốc ra Tuyên bố chung

TTTĐ - Sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14 - 15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường, hai bên nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công Tin tức

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công

TTTĐ - Chiều 15/4, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 15/4/2025, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình rời Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chi tiết số lượng cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030 Thời sự

Chi tiết số lượng cấp ủy viên các cấp nhiệm kỳ 2025 -2030

TTTĐ - Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Một trong những điểm đáng chú ý là quy định cụ thể về số lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, phó bí thư cấp ủy các cấp cho nhiệm kỳ 2025-2030.
Xem thêm