Xử lý chợ cóc, chợ tạm: quyết liệt nhưng vẫn “không lối thoát”
![]() |
Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng trả lời chất vấn các đại biểu
Chất vấn về vấn đề quản lý chợ, các ý kiến của đại biểu xoay vấn đề chuyển đổi chợ, chất lượng môi trường trong chợ; và guồn gốc, hàng hóa tại các chợ… Nhiều đại biểu băn khoăn về tình trạng chậm giải quyết các dự án đầu tư phát triển chợ; Một số chợ chuyển đổi hoạt động kém hiệu quả; nguyên nhân việc chậm dẹp bỏ chợ cóc, chợ tạm…
Đại biểu Lê Vĩnh Sơn nêu câu hỏi chất vấn về việc nhiều chợ chuyển đổi có nhà đầu tư nhưng triển khai chậm và nhiều điểm chợ cóc chợ tạm chưa được giải tỏa, sắp xếp lại?
Đại biểu Phạm Thanh Mai (tổ Đông Anh) cho rằng phải xác định chuẩn xác về chợ đề quản lý. Đại biểu đề nghị, việc xếp hạnh chợ phải rõ ràng, nhận diện đúng để quản lý đúng. Về chợ cóc chợ tạm, đại biểu đề nghị Sở cho biết vì sao chợ cóc tăng, tăng ở địa điểm nào?
Đại biểu Nguyễn Thùy Dương (Cầu Giấy) băn khoăn, hiện nay cách mua bán qua mạng khiến kinh doanh ở chợ dần kém hiệu quả, nhu cầu ra chợ người dân ngày càng giảm, vậy có tính đến mô hình mới bắt kịp xu thế không hay chỗ nào có dân thì phải có chợ?
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, chợ cóc chợ tạm vẫn đang được thành phố quyết liệt giải quyết, liên tục có danh sách gửi xuống các quận huyện. Tuy nhiên, quá trình xử lý ở khu vực này lại phát sinh ở khu vực khác. Nếu như cuối năm 2016 trên địa bàn TP có 53 chợ cóc, thì qua tết, chợ cóc móc thêm lên hơn 200 chợ.
Ông Thăng cho rằng, nguyên nhân là do vấn đề tuyên truyền đến người dân chưa đạt hiệu quả, người dân vẫn giữ thói quen mua hàng chợ cóc. “Chúng ta phải đưa những hoạt động buôn bán văn minh vào mới giảm được chợ cóc” – Giám đốc Sở công thương cho biết.
Cũng theo ông Lê Hồng Thăng, hiện nay, trên địa bàn TP có 454 chợ kể cả khu vực thành thị và nông thôn và theo quy hoạch toàn TP đến năm 2030 sẽ có 596 chợ.
UBND TP đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan vấn đề đầu tư và quản lý phát triển chợ, các cơ sở chế biến, rà soát công tác PCCC, vệ sinh môi trường, các chương trình quản lý chợ, VSATTP, thu phí chợ theo giám sát của ban kinh tế HĐND TP hết sức rõ ràng rành mạch. Trong giai đoạn 2012-2016, TP đã chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác 161 chợ, DN quản lý 103 chợ… tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo với tổng vốn đầu tư 3.410 tỷ đồng. Theo đề xuất mới nhất của UBND cấp quận huyện , trong giai đoạn 2017-2020 sẽ nâng cấp cải tạo 302 chợ, sử dụng vốn ngân sách khoảng 2.490 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Công thương cho biết, hiện một số hạn chế tồn tại quy trình chuyển đổi một số chợ chưa công khai minh bạch, công tác chỉ đạo VSATP còn hạn chế, kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp chợ bằng nguồn ngân sách còn khó khăn, chưa thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia khai thác, chỉ đạo công tác giải tỏa chợ cóc còn khó khăn.
UBND TP quyết tâm hoàn thành công tác rà soát điều chỉnh mạng lưới bán buôn bán lẻ đến năm 2030, trong đó có mạng lưới chợ. Các chợ sau khi cải tạo phải đảm bảo các tiêu chí đề án ATVSTP, phấn đấu xúc tiến chợ đầu mối nông sản tại các vùng huyện Mê Linh, Phú Xuyên, Quốc Oai, thị xã Sơn Tây, khẩn trương kêu gọi quản lý theo mô hình chợ UBND TP đã phê duyệt.
![]() |
Về vấn đề chuyển đổi chợ, Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng cho biết, năm 2011-2012 đã có 14 quận huyện thị xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi chợ. Trong 11 đơn vị có 5 đơn vị trùng đơn vị cũ, do đó tổng cộng cho đến nay có 22 quận huyện xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Quá trình này còn chậm bởi trong tổng số 454 chợ thì có 128 chợ lán tạm nên gây khó khăn cho kế hoạch chuyển đổi.
Việc cải tạo chợ không chỉ đảm bảo vấn đề an sinh, ATVSTP mà còn là nơi tập trung nguồn hàng TP, các quận huyện tỉnh thành để xuất khẩu. Do vậy TP sẽ thu xếp kinh phí bằng vốn sự nghiệp để cải tạo, đặc biệt trong giai đoạn 2018-2020 sẽ quyết liệt thực hiện.
Về vấn đề quản lý chợ đầu mối, ông Lê Hồng Thăng cho biết, Sở Công thương chỉ xét duyệt phân hạng, bố trí ngành hàng còn việc thành lập ban quản lý, thành lập Ban chỉ đạo thì trách nhiệm thuộc về các quận huyện. Hiện nay việc quản lý chợ đầu mối và chợ hạng 1 còn bất cập là các bố trí ngành hàng đã duyệt trong khi Ban quản lý vẫn để các hộ bày bán, lấn chiếm, vi phạm thiết kế ban đầu.
Về những băn khoăn phát sinh mua bán qua mạng ảnh hưởng đến việc kinh doanh chợ của đại biểu Nguyễn Thùy Dương Giám đốc Sở Công thương khẳng định, dù mua bán qua mạng có phát triển cũng không xung đột chợ, bởi phong tục tập quán của người Việt trong mua bán, nhất là thực phẩm.
Về an toàn thực phẩm trong chợ truyền thống, theo ông Thăng, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo trước hết phải tạo nguồn hàng an toàn; tuyên truyền các hộ kinh doanh học tập về an toàn thực phẩm; đầu tư hệ thống chợ, thương mại văn minh…
Trả lời thêm các vấn đề đại biểu nêu, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cho biết, TP đã ban hành 13 văn bản chỉ đạo cụ thể trong việc phát triển, quản lý chợ. UBND TP ban hành công văn ngày 5/5/2017 giao sở ban ngành 30 đầu việc, được các ngành các cấp tập trung triển khai.
Về việc chuyển đổi chợ, thời gian tới TP phê duyệt thời gian đề các quận huyện chuyển đổi, Phó chủ tịch đề nghị quận huyện rà soát lại cho hiệu quả hơn.
Về 6 trung tâm thương mại chậm tiến độ, Phó Chủ tịch cho biết, UBND TP giao Sở Công thương, Sở KHĐT nghe các chủ đầu tư để thúc đẩy nhanh dự án.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị
