WHO kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về hạt vi nhựa và ô nhiễm
![]() |
Rác thải nhựa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng
Bài liên quan
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Thanh Hóa: Chung tay vì môi trường biển không rác thải nhựa
Sân bay tại Mỹ cấm bán chai nước bằng nhựa
Thanh Hóa: Chung tay vì môi trường biển không rác thải nhựa
Tuổi trẻ Hoàng Mai ra quân phòng chống sốt xuất huyết
Hà Nội giảm sản phẩm nhựa dùng một lần trong các cuộc họp
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Trung tâm Y tế Công cộng, Môi trường và Các vấn đề xã hội tại WHO cho biết: “Chúng tôi cần nhiều công trình nghiên cứu hơn về tác động sức khỏe của hạt vi nhựa vì chúng có ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước uống, không khí”.
Cũng theo tiến sĩ Neira, các nghiên cứu cho thấy có vi nhựa trong nước uống nhưng chưa có bất cứ nguy cơ nào đủ lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở thời điểm hiện tại. Nếu không tìm cách giảm rác thải nhựa và đồ nhựa dùng một lần thì chắc chắn trong thời gian không xa nó sẽ gây ra một vấn đề nào đó. Chúng ta cần tìm hiểu sâu hơn và cũng cần ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới.
![]() |
WHO khuyến cáo về hạt vi nhựa trong môi trường |
Theo phân tích những kiến thức mới nhất về hạt vi nhựa trong nước uống, cơ thể sẽ không hấp thụ và phát tán các dạng hạt vi nhựa lớn hơn 150 micromet đi các cơ quan khác mà thường bài tiết ra ngoài. Điều con người chưa biết, các hạt ở mức nano, siêu nhỏ có được hấp thụ thông qua màng ruột để vào các cơ quan khác hay không?
Nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để có được đánh giá chính xác hơn về việc tiếp xúc với hạt vi nhựa và các tác động tiềm năng của chúng đối với sức khỏe con người, theo tiến sĩ Maria Neira.
Nhân dịp này WHO cũng khuyến cáo chúng ta nên kiểm soát và xử lý kỹ hơn nguồn nước của mình bởi nếu làm tốt các hệ thống lọc nước có thể loại bỏ được đến 90% các hạt vi nhựa, chưa kể đến việc giúp ngăn ngừa các căn bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy.
Hiện nay, hạt vi nhựa đang có ở khắp mọi nơi, từ trong đất, nước đến lơ lửng trong không khí. Các tác động xấu của nó cũng đang dần được chứng minh, vì thế hạn chế việc xả thải nhựa ra môi trường là biện pháp cấp bách thế giới cần làm ngay.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu
