Vương quốc Anh: Sinh viên quốc tế được ở lại hai năm sau khi tốt nghiệp
![]() |
Sinh viên quốc tế sẽ được ở lại Anh hai năm sau khi tốt nghiệp
Học phí của du học sinh quốc tế trở thành nguồn thu quan trọng đối với các trường đại học ở Anh. Theo luật của Liên minh châu Âu (EU), học phí của sinh viên Anh và EU là 9.250 bảng (khoảng 260 triệu đồng) mỗi năm và không giới hạn mức học phí đối với sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, theo thống kê, tổng số sinh viên quốc tế đến Anh học chỉ tăng 3% trong thập niên qua. Trong khi đó, Mỹ đã tăng 40%, Australia 45% và Canada 57%.
Vương quốc Anh hiện có khoảng 460.000 sinh viên quốc tế, đóng góp gần 20 tỷ bảng mỗi năm, bao gồm học phí, phí đào tạo tiếng Anh và các giải pháp công nghệ giáo dục được bán trên toàn thế giới.
Mặc dù mong muốn tăng số lượng du học sinh song những thay đổi về quy định visa của Vương quốc Anh cho du học sinh quốc tế không có nhiều thay đổi trong bối cảnh phải cạnh tranh với các nước Mỹ, Canada và Australia.Vì vậy, Chính phủ Anh vừa công bố quy định mới ngày 11/9, các sinh viên quốc tế sẽ có thể ở lại tìm việc làm trong tối đa hai năm kể từ khi tốt nghiệp. Theo đó, quy định này sẽ áp dụng cho sinh viên quốc tế bắt đầu các khóa học đại học hoặc cao hơn kể từ năm 2020.
![]() |
Sinh viên quốc tế trong buổi lễ tốt nghiệp tại Anh. Ảnh: Guardian |
Đây được coi là sự đảo ngược chính sách dưới thời bà Therasa May khi bà còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh. Cụ thể, từ năm 2012, Chính phủ áp dụng chính sách buộc sinh viên nước ngoài phải rời khỏi nước Anh chậm nhất bốn tháng sau khi tốt nghiệp.
Với quy định mới này, Chính phủ Anh sẽ cho phép sinh viên nước ngoài làm việc hoặc tìm việc làm, bất kể đó là việc làm đòi hỏi kỹ năng thấp hay cao. Các sinh viên sau đó có thể chuyển đổi sang thị thực lao động lành nghề nếu họ tìm được một việc làm đáp ứng nhu cầu. Theo Chính phủ Anh, sẽ không có giới hạn về số lượng sinh viên có thể nộp đơn đăng ký lộ trình tìm việc sau khi tốt nghiệp đại học
Bộ trưởng Giáo dục Anh Gavin Williamson cho rằng, việc quy định mới này sẽ giúp đảm bảo ngành Giáo dục đại học đầy danh tiếng của Anh có thể tiếp tục thu hút nhân tài đến từ khắp nơi trên thế giới.
Ông Williamson cũng đánh giá, các sinh viên quốc tế đã đem lại nhiều đóng góp quan trọng đối với nước Anh nói chung và các trường đại học nói riêng, cả về lĩnh vực văn hóa và kinh tế.
Tuy nhiên, trước những quan ngại về vấn đề nhập cư, nguyên nhân đằng sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 dẫn tới quyết định đưa Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), chính sách mới của Chính phủ Anh đã vấp phải sự phản đối của tổ chức theo dõi giám sát nhập cư nước này.
Theo tổ chức trên, quy định mới sẽ dẫn tới tình trạng sinh viên nước ngoài ở lại Anh để làm các công việc tay nghề thấp. Từ đó, du học trở thành con đường mới để sinh viên nước ngoài đến Anh và tìm cách định cư lâu dài.
Ông Alp Mehmet, Chủ tịch Tổ chức Giám sát nhập cư Anh, cảnh báo chính sách mới là không khôn ngoan. “Nhiều khả năng sinh viên quốc tế ở lại Anh sẽ chỉ làm những công việc như nhân viên xếp hàng trong siêu thị. Tình trạng này đã từng xảy ra”, ông nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%
