Việt Nam nỗ lực hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
![]() |
Để thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã triển khai rất nhiều phương án trong đó có trồng rừng ngập mặn ven biển
Bài liên quan
Chim bị nhỏ đi vì…biến đổi khí hậu
Ariston: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cần sự chung tay của tất cả mọi người
Khắc phục khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống thiên tai
Nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều kịch bản xấu
Việt Nam được dự đoán bị tác động nặng nề nếu khí hậu tăng lên 1oC và nước biển dâng cao 1m. Trong 45 năm (1956-2000) có 311 cơn bão và áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam. Mỗi năm chính phủ phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai. Chỉ riêng trong năm vừa qua nước ta phải hứng chịu 16/21 loại hình thiên tai, trong đó có 7 cơn bão và 4 cơn áp thấp nhiệt đới, 222 trận dông, lốc sét; 10 trận lũ quét, sạt lở đất; 4 đợt rét đậm, rét hại; 8 đợt nắng nóng; 63 trận mưa lớn, ngập lụt; 13 trận động đất; sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển nghiêm trọng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long…
Thiên tai cũng làm cho 1.319 nhà bị đổ, trôi; 40.276 nhà bị hư hỏng và di dời khẩn cấp; 100.000 ha lúa và hoa màu bị ngập, thiệt hại; 24.000 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị đổ, gãy; Phá huỷ nhiều công trình đập, cống thủy lợi. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính trên 7.000 tỷ đồng.
Đặc biệt, theo kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương ven biển khác sẽ bị ngập nước. Khi đó sẽ có 10-12% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP. Đáng chú ý là biến đổi khí hậu sẽ làm cho khoảng 20% diện tích TP Hồ Chí Minh bị ngập.
Biến đổi khí hậu tại Việt Nam còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp. Mực nước biển dâng làm tăng diện tích bị xâm nhập mặn, mất đất canh tác nông nghiệp, gia tăng xói lở bờ biển, ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông, đô thị, khu dân cư, phát triển kinh tế - xã hội, đời sống...
![]() |
Trồng rừng ngập mặn ven biển được coi là phương án hiệu quả trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu |
Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng rủi ro an ninh lương thực. Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao còn làm các loài vi khuẩn phát triển mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, chất lượng các công trình, chi phí bảo quản...
Việc gia tăng tính cực đoan của thời tiết càng làm cho thiên tai nguy hiểm hơn, gây hạn hán, thiếu nước ở nhiều nơi hơn. Đất hoang mạc hóa mở rộng, thậm chí bị sa mạc hóa. Nguy cơ mất an ninh về nước sẽ sớm hơn dự báo, lũ lụt cũng nặng nề hơn…
Đặc biệt, dưới tác động của biến đổi khí hậu, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Nhận thức được các nguy cơ và thách thức của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã chủ động triển khai xây dựng và ban hành một cách hệ thống các chủ trương, chính sách nhằm ứng phó có hiệu quả với tác động của biến đổi khí hậu.
Cụ thể, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm việc tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp. Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về sự cần thiết tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và trách nhiệm thực hiện Thỏa thuận Paris ngày càng được nâng cao. Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris làm căn cứ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kể từ năm 2021 trở đi.
Cùng với đó, ngày 3/6/2013 tại Hội nghị lần 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nghị quyết là cơ sở cho việc thống nhất nhận thức và hành động, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, bố trí nguồn lực của Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hướng tới mô hình phát triển mới để đạt được nền kinh tế xanh, phát triển bền vững ở nước ta trong tương lai.
![]() |
Việt Nam đã triển khai rất nhiều mô hình nhà đa năng tránh bão, lũ để thich ứng với biến đổi khí hậu |
Để triển khai đồng bộ, Chính phủ cũng ra Nghị quyết số 08/NQ-CP (23/1/2014) ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Đảng, nhằm mục tiêu đến 2020, về cơ bản chủ động được trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính... Thủ tướng cũng ký Quyết định ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững ngày 10/5/2017.
Theo đó, Kế hoạch nêu rõ, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Do đó, cần kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.
Ngoài chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, để thích ứng với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã triển khai rất nhiều mô hình nhà đa năng tránh bão, lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường giao thông nông thôn; xử lý nước mặn thành nước ngọt; trồng rừng ngập mặn ven biển, trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai… kết hợp giải pháp sinh kế cho người dân.
Bên cạnh đó, những năm qua các ban ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng tăng cường nâng cao nhận thức cho cộng đồng bằng các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền kiến thức về biến đổi khí hậu đến rộng rãi nhân dân, giúp họ hiểu đúng bản chất của biến đổi khí hậu để thích nghi, chủ động điều chỉnh hành vi, tiến tới sống chung với biến đổi khí hậu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
