Việt Nam có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Bệnh phổi kẽ cho biết: "Sự ra đời của Chương trình bệnh phổi kẽ với mong muốn huy động được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như huy động nguồn lực và cơ chế hợp tác phát triển kỹ thuật hiện đại, xây dựng mạng lưới để người dân tiếp cận được thuận lợi và hiệu quả với chuẩn kỹ thuật quốc tế".
Chương trình Bệnh phổi kẽ là một cơ chế điều phối mang tính chuyên môn, có chức năng xây dựng quy trình chuyên môn và quản lý bệnh phổi kẽ các tuyến dựa trên mạng lưới chống lao và bệnh phổi; xây dựng hướng dẫn đào tạo, chuyển giao công nghệ có mạng lưới bệnh phổi kẽ trên phạm vi toàn quốc.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Bệnh phổi kẽ phát biểu tại buổi ra mắt Chương trình Bệnh phổi kẽ |
Ngoài ra, thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán, điều trị bệnh phổi kẽ tại Việt Nam, đồng thời ghi nhận bệnh phổi kẽ để đánh giá gánh nặng bệnh phổi kẽ tại Việt Nam…
Bệnh phổi kẽ là tên gọi chung của một nhóm hơn 200 bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi (vách phế nang, tổ chức kẽ liên phế nang, mạch máu phổi…). Một số bệnh phổi kẽ nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tổn thương phổi có thể không hồi phục và tiến triển thành mãn tính, gây xơ phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp, cuộc sống của người bệnh.
Theo Chủ nhiệm Chương trình Bệnh Phổi kẽ, từ lúc được chẩn đoán mắc bệnh phổi kẽ, thời gian sống thêm trung bình của bệnh nhân rất ngắn, 50% bệnh nhân sống thêm khoảng 2,5 năm và 20% bệnh nhân sống thêm 5 năm.
Nếu so với căn bệnh ung thư phổi, bệnh phổi kẽ tiến triển ác tính hơn, vì tại BV Phổi Trung ương, một người phát hiện ung thư phổi sớm, từ giai đoạn 1, bệnh nhân được điều trị hiệu quả, tỷ lệ sống trên 5 năm là 80%, có những trường hợp dù được phát hiện ở giai đoạn muộn nhưng cũng có thể sống trên 3 năm.
Bệnh phổi kẽ không phải là bệnh mới xuất hiện, nhưng là căn bệnh không lây nhiễm nên nó ít được quan tâm, chú ý trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê của Mỹ và châu Âu, bệnh phổi kẽ có tỷ lệ mắc 70 người/100.000 dân. Ước tính tại Việt Nam có khoảng 70.000 người mắc bệnh phổi kẽ. Triệu chứng của bệnh phổi kẽ là khó thở.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho rằng: "Đây là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh đường hô hấp như COPD, hen, viêm phổi…. Khi khó thở không rõ nguyên nhân hoặc đã loại trừ những căn bệnh gây khó thở, người bác sĩ cần nghĩ tới bệnh phổi kẽ". Ở giai đoạn sớm, việc phát hiện bệnh phổi kẽ bằng các chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả.
Đối tượng mắc bệnh phổi kẽ rất đa dạng, ngay cả trẻ em cũng có thể mắc bệnh phổi kẽ như xơ nang phổi, nhưng bệnh thường xuất hiện nhiều ở người lớn từ 40 tuổi trở lên. Đặc biệt, bệnh phổi kẽ tiến triển nhanh, người bệnh nặng có thể nhanh chóng rơi vào tình trạng khó thở, như chết đuối trên cạn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng

Cần huy động thêm nhân lực thi công cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả bán lẻ trên mạng
