Tag

Ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND: Không đạt trên 50% tín nhiệm sẽ bị loại

Tin tức 11/01/2021 13:57
aa
TTTĐ - Người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri không đạt trên 50% thì không đưa vào danh sách ứng cử trình Hội nghị hiệp thương lần 3.
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội thể hiện trí tuệ, trách nhiệm, xứng đáng là người đại diện cho cử tri Thủ đô
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp 52 của UBTVQH. Ảnh: Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên họp 52 của UBTVQH. Ảnh: Quốc hội

Sáng 11/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc phiên họp thứ 52, cho ý kiến về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Về nội dung này, UBTVQH đã xem xét, thông qua 2 nghị quyết: Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung; Hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Về hướng dẫn tổ chức hội nghị cử tri, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, căn cứ vào ý kiến kết luận của UBTVQH tại phiên họp 51 (tháng 12/2020), Thường trực Ủy ban Pháp luật và cơ quan soạn thảo đã thống nhất tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết theo hướng bỏ quy định về điều kiện thời gian sinh sống thường xuyên, liên tục 6 tháng trở lên.

Dự thảo cũng không quy định về xác định nơi lấy ý kiến nơi cư trú của người ứng cử đang ở nhà công vụ, nhà khách, người ứng cử là sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang; Giữ nguyên quy định về số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri tại nơi cư trú như hiện hành và không bổ sung quy định về việc chia nhỏ số hộ thuộc thôn, tổ dân phố thành các cụm dân cư để tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến cử tri.

Về vấn đề tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác đối với người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, sau khi thảo luận, UBTVQH cũng thống nhất quy định theo hướng “người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH, Văn phòng Quốc hội thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Quốc hội (bao gồm cả cử tri công tác tại Viện Nghiên cứu lập pháp).

UBTVQH giao Tổng Thư ký Quốc hộim Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ quan Văn phòng Quốc hội triệu tập và chủ trì hội nghị này.

Liên quan đến hướng dẫn quy trình hiệp thương, một điểm đáng chú ý là dự thảo Nghị quyết đã được chỉnh lý theo hướng: Trường hợp người được dự kiến giới thiệu ứng cử có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc không đạt trên 50% tổng số cử tri tham dự tại hội nghị cử tri thì Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức giới thiệu người khác; Nếu không đạt trên 50% số phiếu tín nhiệm của cử tri tham dự hội nghị lấy ý kiến tại nơi cư trú thì không đưa vào danh sách ứng cử trình Hội nghị hiệp thương lần thứ ba, trừ trường hợp đặc biệt cần báo cáo rõ để Hội nghị hiệp thương xem xét, quyết định.

Về dự thảo nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp, UBTVQH thống nhất việc tiếp thu, chỉnh lý các quy định về việc xác định quy mô dân số của các đơn vị hành chính theo số liệu do cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố và việc xác định đơn vị hành chính miền núi, vùng cao, hải đảo làm cơ sở để xác định số lượng đại biểu HĐND được bầu; Về số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; Về cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Riêng về số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tại thành phố Hà Nội, do chưa có quy định cụ thể nên UBTVQH nhất trí trong Nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp không quy định đặc thù về số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tại thành phố Hà Nội mà sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 11 tới (dự kiến tháng 3/2021).

Cũng trong buổi làm việc sáng nay, UBTVQH đã biểu quyết với tỷ lệ 100% thành viên có mặt tán thành việc thông qua hai dự thảo nghị quyết: Nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ chức hội nghị cử tri; Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã ở thôn, tổ dân phố; Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu, lập danh sách người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND trong bầu cử bổ sung và Nghị quyết hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đối với dự thảo Nghị quyết liên tịch của UBTVQH, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu QH khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, UBTVQH giao Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì, tổ chức việc trình UBTVQH, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ký ban hành.

Đọc thêm

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người Tin tức

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định Luật hiện hành) lên 23 đến 27 người nhưng đề nghị làm rõ căn cứ và tính hợp lý.
Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân Tin tức

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

TTTĐ - Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, mục tiêu của việc cải cách tư pháp là phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn, sẵn sàng đáp ứng cho sự phát triển.
Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện Tin tức

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
Xem thêm