Tag

Tư duy Hà Nội, giá trị Thủ đô

Tin tức 24/06/2024 08:19
aa
TTTĐ - Bước ra khỏi đại dịch, Hà Nội đã cùng các địa phương trên cả nước nỗ lực trở lại “đường đua” trên hành trình phát triển. Hàng loạt những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra, quyết liệt thực hiện; trong đó, việc hoàn thiện thể chế cho giai đoạn mới được tăng cường. Hà Nội sẵn sàng cho một chặng đường mới với những giá trị mới…
Hà Nội sẵn sàng điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 Đồng hành cùng TP Hà Nội trong chuyển đổi số Động lực để Hà Nội “xanh hóa” hệ thống giao thông công cộng

Triển khai nhiều nhiệm vụ chiến lược

Với vai trò là Thủ đô của cả nước, Hà Nội luôn nỗ lực để là điểm sáng thể hiện vai trò dẫn dắt và kết nối trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 2023, cùng với cả nước, TP đã tập trung triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ có tính chiến lược theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, chủ động, quyết liệt, tổ chức triển khai thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2023 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Thành ủy đã ban hành, chỉ đạo, quán triệt triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24 ngày 7/8/2023 về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP Hà Nội”, qua đó thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến căn bản từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên…

Kết thúc năm 2023, TP Hà Nội đã đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực. Tăng trưởng GRDP trên địa bàn ước đạt 6,27% và lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2022. TP đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, mục tiêu hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027...

Một góc Hà Nội
Một góc Hà Nội

Tiếp đà phát triển, quý I/2024, tổng sản phẩm trên địa bàn TP (GRDP) tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ. 5 tháng đầu năm 2024, TP thu hút được 1,12 tỷ USD vốn FDI; trong đó, đăng ký cấp mới 92 dự án với số vốn đạt 1,025 tỷ USD; 64 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 36,8 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 86 lượt, đạt 57,9 triệu USD.

Riêng trong tháng 5/2024 tổng lượng khách du lịch đến Thủ đô đạt 2,37 triệu lượt, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khách quốc tế cũng ghi nhận con số ấn tượng với 496.500 lượt. Doanh thu du lịch trong tháng 5 đạt hơn 9.000 tỷ đồng. Hiện, 5 tháng đầu năm tổng thu từ khách du lịch đạt 45.856 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2024, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 14,05 triệu lượt, với 3,14 triệu khách quốc tế (trong đó 2,21 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú); khách du lịch nội địa ước đạt 10,3 triệu lượt khách.

Cùng với đó, các mặt công tác xây dựng Đảng đều đạt kết quả toàn diện, với nhiều điểm nổi bật. Công tác quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường tiếp tục được tập trung thực hiện. Quốc phòng - an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Hà Nội tiếp tục triển khai Nghị quyết của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa; ghi dấu ấn với nhiều bước phát triển về y tế, giáo dục, văn hóa; tích cực thực hiện kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích.

Thành ủy Hà Nội đã ban hành chỉ thị số 30/CT-TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh… qua đó, từng bước thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng con người Thủ đô trong thời kỳ mới.

Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, đồng lòng, hợp tác, sẻ chia. Vị trí, vai trò Thủ đô của Hà Nội tiếp tục được củng cố, nâng cao. Các lĩnh vực từ khối Đảng, MTTQ, đoàn thể, đến khối chính quyền đều cố gắng đổi mới, hầu hết đều gương mẫu đi đầu cả nước trên các lĩnh vực.

Chương trình 04 tạo bước chuyển mạnh mẽ về kỷ cương hành chính
Hà Nội chú trọng nâng cao kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong thực thi công vụ.

Bước chuyển biến lớn trong nhiệm vụ này là Hà Nội đã nâng cao kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong thực thi công vụ. Tinh thần chung trong lãnh đạo, chỉ đạo TP là luôn luôn đổi mới. Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt của đời sống xã hội, tới đây sẽ tiếp tục trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho các cấp, ngành, quận, huyện, thị xã nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cơ sở.

Mục tiêu quan trọng là thông qua đổi mới phải nâng cao được chất lượng công việc, giải quyết hiệu quả những đòi hỏi từ cuộc sống đặt ra, nhất là những vấn đề dân sinh bức xúc.

Kỳ vọng vào những thể chế mới

Xuyên suốt từ năm 2023 tới nay, TP Hà Nội đã triển khai những nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược liên quan đến phát triển Thủ đô trong tương lai gồm: Phối hợp Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương khẩn trương xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 và thông qua kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, TP đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định của Luật Quy hoạch; điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Ngày 24/5/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tư duy Hà Nội, giá trị Thủ đô
Hà Nội tổ chức hội nghị đóng góp ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Quy hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Trong các cực tăng trưởng, TP Hà Nội giữ vai trò dẫn dắt quá trình phát triển của vùng và cả nước.

Về phương hướng phát triển các đô thị trung tâm, Hà Nội được định hướng trở thành một đô thị lớn quốc gia, đô thị thông minh, năng động, sáng tạo, dẫn dắt; phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; đầu tàu trong khoa học, công nghệ; trung tâm giao dịch quốc tế, dịch vụ giáo dục và đào tạo, y tế, tài chính, ngân hàng chất lượng cao; đầu mối giao thông quan trọng của khu vực và quốc tế.

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân - đơn vị đứng đầu liên danh tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô: Kết luận số 80-KL/TƯ đã củng cố thêm sự tự tin, quyết tâm của cơ quan soạn thảo trong theo đuổi những tư tưởng đột phá cho Hà Nội khi hầu hết những nội dung lưu ý nhấn mạnh trong Kết luận cũng đã được thể hiện trong tinh thần của hai dự thảo quy hoạch.

Tư tưởng, tư duy đột phá đầu tiên, bao trùm nhất là phải định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội hiện đại, xứng tầm với thủ đô các nước không chỉ dừng ở những điều chỉnh nhỏ, tạo ra những thay đổi nhỏ.

Điển hình như cải tạo, chỉnh trang đô thị phải làm sao thay đổi diện mạo từ những đô thị còn tồn tại nhiều bức xúc, thiếu an toàn cho đời sống cư dân, trở thành những khu đô thị văn minh, hiện đại. Hay trục không gian sông Hồng đang còn tồn tại những khu vực nhếch nhác, làm mất vẻ đẹp của đô thị trở thành trung tâm phát triển của Thủ đô, phân bố hài hòa các không gian sinh thái, văn hóa, lịch sử, không gian xanh, đô thị hiện đại, tạo diện mạo mới của Thủ đô…

Quy hoạch Thủ đô cũng nhấn mạnh tính đột phá về hạ tầng đồng bộ, kết nối và liên kết vùng. TP xác định giai đoạn đến năm 2030 tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc đầu tư 14 tuyến đường sắt đô thị để giải quyết triệt để vấn đề giao thông khu vực nội đô, xây dựng hệ thống cầu vượt sông nhằm phát triển mạnh về phía Bắc sông Hồng; tăng cường công suất của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, mở thêm sân bay thứ hai nội đô và sử dụng sân bay lưỡng dụng…

Trong quy hoạch cũng đặt ra vấn đề di dời các trụ sở cơ quan, đơn vị ở khu vực trung tâm TP, đặc biệt khu nội đô lịch sử, dành các không gian đó xây dựng các bảo tàng, phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là một nội dung rất rõ ràng và phù hợp với định hướng của TP Hà Nội sau di dời các trụ sở cơ quan, đơn vị trong nội đô lịch sử sẽ ưu tiên phát triển các không gian văn hóa, sáng tạo, không gian công cộng, công viên cây xanh…

Trong khi đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) là dự án luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Hà Nội, cũng như sự phát triển chung của cả nước. “Điểm sáng" trong bộ luật này là quy định về điều khoản trao quyền mạnh hơn cho Thủ đô Hà Nội, tạo ra những thay đổi căn bản và mang tính đột phá, với tinh thần trao quyền "quyết định" nhiều hơn cho Thủ đô trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quyết định khác biệt so với quy định chung của cả nước.

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giúp đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống (Ảnh minh hoạ)
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giúp đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống

Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 chỉ ra việc cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống phục vụ phát triển kinh tế xã hội, du lịch, dịch vụ. Tiếp thu chủ trương này, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung nội dung giao UBND TP Hà Nội thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng các công trình tại bãi sông, bãi nổi ở các tuyến sông có đê, bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về đê điều. Trong đó, đất tại bãi sông, bãi nổi có thể được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp tham quan, giáo dục trải nghiệm, du lịch trải nghiệm để phát huy, khai thác có hiệu quả tiềm năng về quỹ đất, vị trí địa lý, không gian văn hóa ở các khu vực này.

Theo PGS.TS Bùi Thị An (nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII), đây là nội dung mới so với quy định của pháp luật hiện hành, chuyển thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư từ Thủ tướng Chính phủ về Thủ đô Hà Nội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương trong việc phát huy tiềm năng, tận dụng quỹ đất sẵn có, phù hợp với mục tiêu quản lý và bảo vệ đê điều, phòng chống thiên tai; tạo cơ chế, chính sách để khai thác nguồn lực tốt nhất để phát triển Thủ đô trong khuôn khổ luật pháp.

Với hệ thống thể chế được ban hành và quyết tâm nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội sẽ bước vào một giai đoạn mới với nhiều thành tựu mới, xứng đáng là Thủ đô của đất nước.

Đọc thêm

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh Tin tức

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành toàn bộ các nội dung 6 tháng đầu năm 2024 theo chương trình công tác. Hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP đã được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng Tin tức

Quyết liệt thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm, thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - TP quyết liệt, tập trung thực hiện nhiều nội dung nhiệm vụ trọng tâm như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để đạt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024; trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh phát triển hạ tầng, ứng dụng phục vụ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm