Tag

"Tủ bánh mì 0 đồng" của thầy Tùng

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 19/11/2023 08:11
aa
TTTĐ - 8 năm dạy học, thầy giáo Vũ Văn Tùng (trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) thấy học sinh thường xuyên nghỉ học vì đói bụng, về nhà kiếm cái ăn. Để níu giữ học sinh đến trường, thầy Tùng đã xây dựng mô hình "Tủ bánh mì 0 đồng", thậm chí mang bao đi xin từng lon gạo cho các em.
Thầy giáo trẻ viết cẩm nang thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn

Mô hình "Tủ bánh mì 0 đồng" của thầy Tùng đã hỗ trợ bữa ăn sáng cho hơn 200 học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại các điểm trường và người dân nghèo nơi đây. Thầy Tùng cũng là người xây dựng mô hình "Trao sinh kế cho học sinh nghèo" bằng việc hỗ trợ nuôi đàn bò để các em có tiền đi học. Ngoài ra, anh còn vận động mạnh thường quân, tổ chức, cá nhân hảo tâm quyên góp những phần quà có giá trị để học sinh và gia đình các em duy trì cuộc sống như hỗ trợ bò, dê sinh sản, gạo cứu đói mùa giáp hạt…

Thầy Tùng sinh ra và lớn lên ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử tại trường Đại học Đà Lạt anh đã về công tác tại trường vùng 3 ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Đến nay, anh đã gắn bó với ngôi trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đinh Núp (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) đến nay đã hơn 8 năm.

Thầy giáo Vũ Văn Tùng được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tuyên dương
Thầy giáo Vũ Văn Tùng được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tuyên dương

Trường thầy Tùng công tác đóng ở 2 xã khó khăn xa xôi, heo hút, có hơn 90% dân số là dân tộc Ba Na. 8 năm dạy học ở đây, anh thấy cứ nửa buổi học là học sinh lại trốn về. Anh đến tận nhà tìm hiểu thì mới biết do các em đói bụng, về nhà kiếm cái ăn. Điều này khiến thầy Tùng và đòng nghiệp suy nghĩ và quyết định phải làm gì đó để níu giữ các em đến trường nên đã thành lập “Tủ bánh mì 0 đồng” cho đến nay.

Để học trò không bỏ học giữa chừng, thầy Tùng cũng chẳng ngần ngại mang bao đi xin từng lon gạo. "Có lần tôi vào đúng nhà đồng nghiệp. Tôi mở thùng gạo ra chỉ còn một ít thôi nhưng thầy giáo bảo tôi cứ đổ tất vào bao mang về cho các em", thầy Tùng xúc động chia sẻ.

Thầy Tùng cho biết thêm, có lẽ nhiều người không tin nhưng vẫn còn nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số đang tuổi ăn tuổi lớn mà phải sống trong sự lo lắng cơm không đủ no, quần áo không đủ ấm. Ngày mùa, chúng vắng lớp liên tục vì phải theo cha mẹ lên nương rẫy hoặc nghỉ học giữa chừng bởi quan niệm cổ hủ, lạc hậu đã ăn sâu vào tập quán. Tận mắt chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của học trò càng thôi thúc anh phải làm điều gì đó thiết thực cho các em.

Thầy giáo Vũ Văn Tùng (giữa) trong một chương trình giao lưu
Thầy giáo Vũ Văn Tùng (giữa) trong một chương trình giao lưu

Nghĩ là làm, bên cạnh làm thật tốt công việc chuyên môn truyền dạy kiến thức, thầy Tùng có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống cho học sinh. Anh đi gần trăm cây số mỗi ngày, đến tận nhà chở học sinh đến lớp hay ra tận chòi rẫy xa, ở lại đêm để vận động học sinh đi học. Vì vậy, những lớp do thầy Tùng làm chủ nhiệm không có trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng.

Sự tận tụy của thầy Tùng giúp nhiều thế hệ học trò xã Pờ Tó, huyện Ia Pa trưởng thành, có cuộc sống khá hơn. Mỗi khi nhắc đến thầy Tùng dân làng BaNa thường gọi anh bằng cái tên trìu mến như người con của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Còn với những học trò, anh vừa là thầy vừa là người cha, người mẹ.

Giờ đã là sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) nhưng Thúy Vân chưa từng quên tấm lòng, sự tận tụy của thầy Tùng cũng là giáo viên chủ nhiệm những năm còn học THCS của cô gái trẻ.

“Đối với tất cả học sinh, thầy Tùng dạy dỗ, chỉ bảo tận tâm với từng bài giảng. Thầy như một người mẹ, người cha, lo từng bữa ăn sáng, từng cái bút, cuốn sách, cuốn vở cho học sinh. Thầy còn nghĩ xa hơn là lo cả kinh tế gia đình cho học sinh, tặng con bò nuôi để chúng em có tiền đi học. Thật không nói hết sự kính trọng, biết ơn người thầy như người mẹ của em", bạn Thúy Vân xúc động chia sẻ.

Đọc thêm

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô gái Dao Tuyển và ước nguyện tạo sinh kế cho cộng đồng

TTTĐ - Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, cô gái người Dao Tuyển ở thôn Ngám Xá (xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được quay lại trường. Hành trình quyết tâm đến trường và mong muốn cống hiến cho cộng đồng của Yến đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến nhiều bạn trẻ khác.
“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Bí kíp” trở thành thủ khoa vào lớp 10 của các cậu học trò

TTTĐ - Các bạn ấy là thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của các tỉnh, thành phố. Mỗi người có quê hương, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là tài năng, học giỏi vượt trội so với các bạn đồng trang lứa.
Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt qua khiếm khuyết toả sáng và hạnh phúc

TTTĐ - Bền bỉ nỗ lực, vun đắp, không ít gia đình người khiếm thị đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa tiêu biểu”, các thành viên thành công trên nhiều lĩnh vực. Họ là những người có nghị lực phi thường, vượt qua khuyết tật của cơ thể để hạnh phúc.
Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện” Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Tuổi trẻ Hải Phòng hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện”

TTTĐ - Sáng 29/6, Tuổi trẻ Hải Phòng ra quân đồng loạt hưởng ứng ngày cao điểm “Chiến sĩ tình nguyện xây dựng đô thị sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh - an toàn”. Chương trình nằm trong chuỗi Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2024.
Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng… Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hạnh phúc khi được đóng góp cho cộng đồng…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (xã Thanh Lâm, Mê Linh, Hà Nội) người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh cũng là cái tên gây chú ý trong lĩnh vực tình nguyện vì cộng đồng và là gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cán bộ trẻ đi đầu ứng dụng nền tảng của Đề án 06

TTTĐ - Nhìn lại thời gian thực hiện thí điểm Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), các cán bộ trẻ chính là lực lượng đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng nền tảng của Đề án.
Công an TP Hồ Chí Minh tiếp sức, hỗ trợ sĩ tử đi thi Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Công an TP Hồ Chí Minh tiếp sức, hỗ trợ sĩ tử đi thi

TTTĐ - Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông, Công an TP Hồ Chí Minh còn tổ chức nhiều hoạt động tiếp sức, đồng hành cùng sĩ tử trên chặng đường tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2024.
Thêm kiến thức lý luận, thực tiễn phòng, chống tin xấu độc trên mạng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thêm kiến thức lý luận, thực tiễn phòng, chống tin xấu độc trên mạng

TTTĐ - Tại chương trình sinh hoạt Câu lạc bộ Lý luận trẻ các cấp quý II năm 2024 do Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức sáng 26/6, các bạn đoàn viên, sinh viên, thành viên câu lạc bộ đã được học tập chuyên đề "Cách nhận biết và phòng, chống tin xấu độc trên không gian mạng".
Kỳ thủ nhí Thủ đô chơi cờ hay, học cực tốt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Kỳ thủ nhí Thủ đô chơi cờ hay, học cực tốt

TTTĐ - Nguyễn Thiên Kim (học sinh lớp 6A11, trường THCS Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) được biết đến là tài năng nhí của cờ tướng Thủ đô bởi sở hữu nhiều huy chương trong và ngoài nước. Kim cũng người là người trẻ nhất được vinh danh “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu” năm 2023.
Bí quyết học tốt của chàng trai “vàng” Hóa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí quyết học tốt của chàng trai “vàng” Hóa học

TTTĐ - Ở tuổi 19, Đinh Cao Sơn (sinh năm 2005), sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội khiến bao người nể phục khi sở hữu bảng thành tích khủng với Huân chương Lao động hạng Nhì, Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế… Chàng trai “vàng” Hóa học cho biết, phương pháp học tập không có gì đặc biệt, khi gặp bài khó sẽ không ngại hỏi anh chị khoá trên và thầy cô…
Xem thêm