Trường đại học nâng cao công tác truyền thông giáo dục, phòng chống “tin giả” như thế nào?
![]() |
PGS.TS Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại hội thảo
Bài liên quan
Tuyển sinh đại học 2020: Các trường mở thêm nhiều ngành học mới
Bí quyết trở thành “Sinh viên 5 tốt” của Linh “ULIS”
Hà Nội: Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo
Trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho 10 sinh viên trường ĐH Hà Nội
Ngày hội việc làm của Đại học Ngoại ngữ cung cấp hơn 500 vị trí tuyển dụng
Tại hội thảo, PGS.TS Bùi Đức Thọ, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân đặt vấn đề, công tác truyền thông đã và đang khẳng định được vị thế cũng như tầm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cùng với thuận lợi là khó khăn, những câu hỏi lớn được đã và đang đặt ra với truyền thông, nhất là trong các cơ sở giáo dục đại học. Làm sao để chuyển tải các thông điệp, thông tin, hình ảnh tốt nhất, những kết quả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hiệu quả nhất và mang đậm dấu ấn nhất là điều các trường rất băn khoăn, PGS Thọ băn khoăn.
Từ đó, PGS Thọ đề xuất các trường đại học cần sẵn sẵng tiếp nhận thông tin (cả tốt và xấu) chủ động nhất; xử lý thông tin sao cho hoàn thiện công tác quản trị đại học, đào tạo, giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Coi truyền thông vừa là cơ hội, vừa là người bạn đồng hành giúp đại học làm tốt hơn hoạt động của mình, tiến dần hội nhập thế giới.
Tại hội thảo, TS Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng chia sẻ về công tác truyền thông giáo dục tại nhà trường trong thời gian qua. Theo đó, để đáp ứng nhu cầu thông tin của sinh viên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xây dựng hệ thống truyền thông phong phú, đa dạng như: truyền thông báo chí, truyền thông thực hành, truyền thông media.
![]() |
TS Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng Truyền thông, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ về công tác truyền thông giáo dục tại nhà trường |
Để đẩy mạnh công tác truyền thông của nhà trường trong thời gian tới, TS Vũ Trọng Nghĩa cũng đề xuất một số giải pháp như: Trường cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên báo chí, truyền thông gắn kết với trường. Hỗ trợ nhà trường chuyển tải thông tin, thông điệp nhanh nhất, tốt nhất đến công chúng; Tăng cường đổi mới về nội dung và hình thức; Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác truyền thông.
Tham luận tại hội thảo, nhà báo Ngô Văn Hải, Tổng biên tập Báo điện tử VTC News đặt vấn đề nhận diện và xử lý nguồn tin giả với giáo dục đại học trong kỷ nguyên thông tin số. Bởi hiện nay “tin giả” đang là vấn nạn đặc biệt trên tất cả các loại hình của báo chí, mạng xã hội.
Ông Hải đưa ra ví dụ, tháng 11/2019 hãng thông tấn Izvestia từng đưa tin “Các nhà địa chấn Nga phát hiện vụ nổ trên biển Hoa Nam”. Sau đó tờ “Quan điểm” còn đi xa hơn bằng bài phỏng vấn chuyên gia quân sự Nga nhận định chiếc tàu nổ trên biển Hoa Nam (Biển Đông) là tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Ngay lập tức một số tờ báo điện tử chính thống của Việt Nam đồng loạt đưa tin như VietnamPlus, VTC News, Tuổi trẻ… dẫn lại thông tin, khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên sau đó trang thông tin Gizmodo của Mỹ cho rằng những thông tin trên hoàn toàn vô căn cứ, khả năng nổ tàu hạt nhân gần như là không. Có thể nói đây là một trong những kiểu tin giả điển hình ở thời điểm đó của cả làng báo Việt lẫn thế giới.
Theo ông Hải, có 4 loại tin giả cơ bản, gồm: tin lừa đảo, tin thiên vị, tin câu view, tin vu khống. Đồng thời có tới 63% số người dân được hỏi cho rằng họ đều bị tin giả tiếp cận trong vòng thời gian 3 tháng liên tục, nhất là trên các trang mạng xã hội.
Không riêng gì ở Việt Nam, các nước trên thế giới cũng rất lo ngại về tỷ lệ tin giả đang tràn lan như Brazil, Đức, Pháp, Tây Ban Nha… Bởi bất kỳ ai cũng đều có thể là nạn nhân của tin giả. Nếu độc giả không tỉnh táo để kiểm soát thông tin rất dễ bị tin giả đánh lừa.
“Tin giả thường dựa vào các sự kiện thời sự để xuyên tạc đi, làm biến tướng câu chuyện chỉ để câu view và làm nhiễu loạn thông tin xã hội. Mức độ lan truyền thông tin giả rất nhanh, dai dẳng vì nó đánh trúng tâm lý thu hút của người đọc nên ngay cả người cảnh giác nhất cũng phải tin đó là thật”, ông Hải cảnh báo.
Bên cạng đó, độc giả kiểm tra các câu trích dẫn, nhất là trích câu nói của người nổi tiếng, chính trị gia hoặc từ một đại diện của cơ quan chức năng như sĩ quan cảnh sát vào tìm kiếm để xác thực thông tin. Ngoài ra, tin tức có nhiều chữ viết kỳ lạ, kiểu như xen vào bằng dấu chấm, ví dụ: X.â.m l.ư.ợ.c hoặc các link bài có đường dẫn đuôi là “.org” đều phải cảnh giác. Những title bài tin tức phi logic, ví dụ: Bộ Công an b.ắt Phó giám đốc công ty điện lực và 6 đồng phạm vì tăng gía điện vô t.ộ.i v.ạ.
Tổng Biên tập Ngô Văn Hải đề xuất mô hình chống tin giả bằng cách dùng hệ pháp luật truyền thống khuyến khích và giải pháp kỹ thuật để chống lại tin giả. Cùng với đó, chúng ta nên ban hành luật chuyên ngành để chống lại tin giả, coi trọng sự can dự của Nhà nước trong việc chống tin giả.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hôm nay (21/4), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp
