Triển lãm "Thép và vải" của hai nữ nghệ sĩ nổi tiếng đương đại
![]() |
Tác phẩm tham gia triển lãm "Thép và vải"
Bài liên quan
Triển lãm sách trực tuyến nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Khai mạc triển lãm "Tháng năm nhớ Bác" của họa sĩ Thái Hòa
Triển lãm "Đối cảnh Cự Đà" của họa sĩ Nguyễn Quốc Thắng
Triển lãm “Họa sĩ chung tay đẩy lùi Covid”
Đây là cuộc triển lãm của hai nữ nghệ sĩ khá nổi tiếng trong mỹ thuật Việt Nam đương đại. Tên triển lãm cũng là thể loại chất liệu đặc trưng, sở trường của hai nghệ sĩ.
Với gần 40 tác phẩm gồm 6 tác phẩm điêu khắc thép của Lê Thị Hiền và hơn 30 tác phẩm tranh vải của Trần Thanh Thục đã tạo nên một cuộc đối thoại đầy ngẫu hứng giữa hai chất liệu, hai tâm hồn đa cảm của hai người đàn bà làm nghệ thuật.
Sinh năm 1957, nhà điêu khắc Lê Thị Hiền được xem là một trong những tác giả nữ thuộc thế hệ thứ nhất của giai đoạn mỹ thuật Việt Nam thời đổi mới.
![]() |
Nhà điêu khắc Lê Thị Hiền |
Bà là cựu giảng viên khoa Điêu khắc trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và cũng là người góp phần đào tạo những thế hệ nhà điêu khắc trẻ năng động hiện nay. Chất liệu sở trường của Lê Thị Hiền là đá và thép.
Trong nhiều năm theo đuổi khuynh hướng điêu khắc tối giản, bà ưa thích chú trọng đến khối, nét và sự chuyển động. Các tiết diện vuông, tam giác được xem như một biểu tượng đa diện trong các thể hiện điêu khắc của Lê Thị Hiền ít nhiều liên tưởng đến bản nguyên con người và tính nữ.
![]() |
Tác phẩm "Cổng và gió" của nhà điêu khắc Lê Thị Hiền |
Các cuộc triển lãm gần đây bên cạnh việc tạo hình các điêu khắc theo lối tư duy tối giản, bà thường hướng đến sự tương tác, thay đổi cách thức sắp đặt các tác phẩm trong các vị thế khác nhau. Cùng với đó là sự thay đổi của ánh sáng để tạo nên những hiệu ứng đa chiều cho tác phẩm.
Màu hồng sen cũng là màu bà ưa thích thể hiện với những tác phẩm chất liệu thép khoảng 10 năm trở lại đây. Với bà sắc hồng này không chỉ là điểm nhấn, mà nó còn là tín hiệu đơn mà đa sắc cho sự biểu cảm đầy nữ tính. Nó làm cho thép trở nên quyến rũ, uyển chuyển mà cũng rất tự nhiên trong những không gian sắp đặt khác nhau.
![]() |
Họa sĩ Trần Thanh Thục |
Sinh năm 1960 Trần Thanh Thục, là họa sĩ sớm được ghi nhận là một nữ tác giả độc sáng với chất liệu tranh vải. Trong số ít ỏi các nữ họa sĩ dùng vải làm chất liệu thì bà là người có một phong cách riêng hoàn toàn.
Không chỉ tận dụng màu của vải để tạo hình mà bà còn sử dụng một cách rất khéo léo và tinh tế những chi tiết, họa tiết được in sẵn bằng màu công nghiệp trên những thước vải với những chủng loại khác nhau để sáng tác. Đề tài yêu thích của nữ họa sĩ là phong cảnh và tĩnh vật với một biên độ rộng mở và đa diện.
![]() |
Tác phẩm "Dòng sông hoa nắng" của họa sĩ Trần Thanh Thục |
Ta có thể bắt gặp trên tranh của bà những khoảng khắc tươi đẹp của đất nước và con người Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, hải đảo đến miền núi, những nơi chốn bà từng đặt chân đến.
Có lẽ tình yêu lớn nhất của nữ họa sĩ tranh vải này vẫn là dành cho Hà Nội. Những góc phố cũ kỹ rêu phong hiện lên trong tranh chị dường như đầy nồng nàn.
![]() |
Tác phẩm "Phố cổ Hà Nội" của họa sĩ Trần Thanh Thục |
Kỹ càng trong từng nét cắt, cẩn trọng trong cách bồi dán các mép vải nhưng đồng thời trên những tác phẩm của bà ta vẫn thấy được sự ngẫu hứng của cảm xúc hiển hiện ra như tâm hồn đa cảm của người đàn bà làm nghệ thuật.
Hơn 30 tác phẩm của bà được trưng bày trong cuộc triển lãm lần này cũng là những sáng tác mới nhất trong hai năm trở lại đây.
Trong khuôn khổ triển lãm, vào lúc 15h ngày 26/5 tại phòng triển lãm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ diễn ra chương trình tọa đàm với chủ đề: "Vai trò của chất liệu trong nghệ thuật đương đại".
Chất liệu từ xưa đến nay luôn đóng một vai trò quan trọng trong thực hành nghệ thuật. Đối với nghệ thuật đương đại, chất liệu đôi khi không chỉ là nguyên liệu để nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm mà chúng đã đóng vai trò quan trọng, tạo thành tiếng nói của tác phẩm.
Chất liệu giúp người nghệ sĩ tư duy về nghệ thuật và giúp họ tìm ra những ngôn ngữ, phong cách cho bản thân sáng tạo của họ.
Trong chương trình tọa đàm, nhà nghiên cứu mĩ thuật Trang Thanh Hiền giới thuyết về vai trò của chất liệu trong sáng tác đương đại; Nhà điêu khắc Lê Thị Hiền chia sẻ về chất liệu thép trong quá trình thực hành sáng tạo các tác phẩm điêu khắc; Họa sĩ Trần Thanh Thục chia sẻ về hành trình sáng tạo và trải nghiệm với chất liệu vải.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Trân quý những di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại

“Hào quang Tam Chúc” - nơi nghệ thuật, tâm linh hòa quyện, thăng hoa

Khép lại Lễ hội Làng Sen 2025 với chương trình nghệ thuật sâu lắng

Trao giải sáng tác về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Dàn Hoa, Á hậu trình diễn bộ sưu tập mới của Nguyễn Minh Tuấn

Động lực hiện thực hóa khát vọng Việt Nam từ “Người là Hồ Chí Minh”

Sứ giả sen Việt trong Đại lễ Phật Đản Vesak 2025

Soi kiến trúc “độc nhất vô nhị” của Nhà hát Opera Hà Nội tại Hồ Tây

Giáo sư Katrin Döveling bất ngờ trước quy mô của "MY20s Express"
