Triển lãm cá nhân "Bên kia những ngọn đồi" của Lê Hoàng Bích Phượng
![]() |
Trở lại với tranh lụa sau một thời gian thực hành trên chất liệu gốm, triển lãm cá nhân lần này của Phượng bao gồm một loạt tranh lụa và một tác phẩm sắp đặt, như một phần nhật ký tâm lý bằng hình của cô, là trải nghiệm cá nhân của cô về sự mất mát, về nhận thức bản ngã, về sự sống và cái chết.
![]() |
“Ông trút hơi thở cuối cùng và ra đi. Tôi phân vân điều gì đang xảy ra – Ông đã bao giờ nghĩ về điều ông muốn làm trong cuộc đời mình chưa? Hay chỉ là việc nuôi con và kiếm tiền cho gia đình? Tại thời điểm đó – khi mọi người đang ngồi cùng nhau – tôi thấy một khung cảnh này, một vầng trăng tròn, bên trên cánh rừng” - (Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8, năm 2017, Lê Hoàng Bích Phượng nói về thời khắc ông ngoại cô qua đời một tháng trước).
Những quang cảnh trong mơ hiện ra với Phượng khi ông cô qua đời là chủ thể cho những tác phẩm lụa tinh tế trong triển lãm “Bên kia những ngọn đồi” – một series đậm tính cá nhân, bắt nguồn từ gốc Phật giáo.
Khác với các tác phẩm thời kỳ đầu – thường là hình ảnh những cơn ác mộng trong tiềm thức của Phượng, loạt tranh và sắp đặt mới này của cô lại mang một tinh thần nhẹ nhàng hơn, tự vấn về quyền năng của trí tưởng tượng, về sự phản kháng mãnh liệt của phần lõi cá nhân khi bất chợt có một cá thể khác xâm nhập vào thế giới của mình. Trong loạt tác phẩm này, Phượng đã nỗ lực tìm hiểu và đưa vào tác phẩm của cô các ý niệm về thời gian và không gian theo cách thức tự nhiên nhất.
|
Cốt lõi- một tác phẩm của Lê Hoàng Bích Phượng
“Bên kia những ngọn đồi” là một triển lãm mang đậm tính cá nhân cả trong chủ đề lẫn phương thức thực hiện bởi nó được một người nghệ sĩ sẵn sàng lắng nghe trực giác của mình tạo nên.
Triển lãm mở cửa vào thứ sáu, ngày 8 tháng 9 và tiếp tục diễn ra cho tới hết ngày 2 tháng 10 năm 2017.
"Bên kia những ngọn đồi" thuộc chương trình nghệ thuật của Manzi với sự hỗ trợ của Quỹ CDEF, Đan Mạch.
Lê Hoàng Bích Phượng sinh năm 1984 tại TP HCM, là một trong những nghệ sĩ trẻ đáng chú ý nhất của nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Tốt nghiệp khoa sơn dầu và lụa, Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, các sáng tác của Phượng được lấy cảm hứng từ nghệ thuật tranh truyền thống ukiyo-e và manga của Nhật Bản. Sự kiểm soát cao độ của cô về đường nét và màu sắc tạo nên những dáng hình thanh tao, gần như siêu thực. Các tác phẩm của cô tập trung khám phá trải nghiệm cuộc sống trong một xã hội mà con người phải sống dưới lớp vỏ bọc, giấu đi con người thật của mình.
Lê Hoàng Bích Phượng đã có nhiều triển lãm cá nhân và nhóm tại Việt Nam và nước ngoài. Tiêu biểu như: "Trắng, Đen, Vàng", Japan Foundation, Hanoi (2015); "Trên dưới trời", Manzi Art Space, Hà Nội (2014); "Occupy Utopia: Images Festival", Aalborg, Đan Mạch, 2014; triển lãm cá nhân "Giấc mộng mẫu đơn", Sàn Art + Phương My Boutique, TP HCM (2013); "Women in-between: Asian Women Artists 1984 – 2012", Bảo tàng nghệ thuật châu Á Fukuoka, Kukuoka, Nhật Bản (2012); ‘"Sapporo Biennale 2011", Sapporo, Nhật Bản (2011)…
Hiện Phượng sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
Manzi là trung tâm nghệ thuật đương đại độc lập, được thành lập với tiêu chí hỗ trợ nghệ thuật đương đại Việt Nam, khuyến khích sự đa dạng trong biểu đạt và sáng tác, kết hợp với các nghệ sĩ và trí thức sở tại, các tổ chức văn hóa - nghệ thuật tại Việt Nam thực hiện các hoạt động như triển lãm, tọa đàm, giới thiệu sách, chiếu phim, trình diễn âm nhạc và múa, manzi mong muốn giới thiệu nghệ thuật đương đại tới công chúng Việt Nam và thúc đẩy các đối thọai về văn hóa - nghệ thuật.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn
